Loại cây có thể chữa được bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm
Bình bát hay còn gọi là nê, hoặc na xiêm, tên khoa học là Annona reticulata, một số ngôn ngữ châu Âu gọi là tim bò, tiếng Hindi gọi là sitaphal, tức quả Sita, là một loài thực vật thuộc chi Na (Annona), có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Tân Thế Giới (châu Mỹ,bao gồm Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Mỹ và Caribe cũng như các đảo xung quanh).
Cây bình bát là cây gỗ nhỡ, sớm hay nửa rụng lá. Thân cao 2 đến 5 m, thậm chí đến 10 m. Lá đơn, mọc so le, nhọn hai đầu, có 8 đến 9 cặp gân phụ, dài 10 đến 15 cm và rộng 5 đến 10 cm. Hoa vàng, hai vòng cánh, nhiều nhị đực và tâm bì.
Theo Đông y trái bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm axít tại các khớp xương. Loại cây này còn có thể chữa được bệnh lao phổi rất hiệu nghiệm.
Bài thuốc từ cây bình bát
Lá và cây bình bát phơi khô rồi sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể dùng sau bữa ăn chính. Mỗi ngày cứ lấy khoảng 1 nắm thuốc đã phơi khô rồi nấu từ 3 chén nấu lại thành 8 phân. Uống khoảng 1 tuần thì sẽ thấy trong người khỏe hẳn, những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều, mỗi khi chiều tối không còn cảm giác mệt mỏi, sốt nữa.
Uống thêm khoảng 20 ngày tiếp theo thì những cơn đau phổi không còn bất chợt như trước nữa.
Bài thuốc này được lan truyền rộng rãi ở vùng quê, một số nhà còn tìm giống cây này trồng ở quanh các mé bờ để phòng bệnh.
Bạn cũng nên lưu ý trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ! Chúc các bạn sức khỏe!
Tác giả: