Sau đây là các triệu chứng của bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa mắc bệnh quan trọng, bất kỳ ai cũng nên trang bị cho mình để phòng tránh mắc bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thủy đậu:
1. Thời gian ủ bệnh
Khoảng 14-17 ngày sau khi bị nhiễm trùng (lây virus thủy đậu), bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt khoảng 38 ° C và kéo dài 1-2 ngày, kèm theo đau đầu, chảy nước miếng, ho và các triệu chứng khác.
2. Sốt, nhức đầu, khó chịu, chán ăn
Sau khi trẻ bị lây nhiễm virus thủy đậu, sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 2 tuần, bé sẽ có các triệu chứng sớm như sốt, nhức đầu, khó chịu về thể chất, chán ăn, ...
Lúc này, các triệu chứng rất giống với cảm lạnh và cha mẹ nên chú ý để phân biệt. Một khi bé có triệu chứng cảm lạnh vào mùa xuân hoặc mùa đông, tốt nhất là mẹ nên dùng thuốc trị cảm lạnh, vì thuốc chống cảm lạnh ở giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu có tác dụng nhất định đối với bệnh thủy đậu.
Tuy nhiên, một khi bạn thấy rằng con bạn không bị cảm lạnh, nhưng có dấu hiệu thủy đậu, hãy đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị.
3. Xuất hiện các nốt nổi trên da
Sau khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, trên làn da sẽ xuất hiện các nốt sẩn, mụn rộp theo từng đợt. Vài giờ hoặc một ngày, da của trẻ sẽ dần xuất hiện những nốt mụn đặc trưng, ban đầu chỉ ở bụng hoặc lưng như vết cắn đỏ nổi lên giống vết muỗi đốt, số lượng nói chung chỉ có 1 – 2 nốt.
Sau một vài giờ, các nốt đỏ đó sẽ phát triển đến cổ tay và chân, và một số trở thành mụn nước (mụn nước tại thời điểm này cũng tăng to dần lên, ban đầu nhỏ như hạt kê rồi tăng lên kích thước của hạt đậu xanh).
4. Nổi nốt, vỡ mụn nước
Khoảng trong vòng 24 giờ sau, các vùng mặt, lưng, bụng, chân tay của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ và mụn nước, một số sẽ bắt đầu vỡ và để lại vết tổn thương, kéo dài khoảng một tuần, cho đến khi vết thương se khô lại và da bị bong ra.
Các nốt thủy đậu có nhiều ở vùng thân nhất, đầu và mặt là thứ hai, tay chân ít hơn, lòng bàn tay và lòng bàn chân ít hơn nữa.
Những lời khuyên để chăm sóc cho bé khi bị thuỷ đậu:
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Khi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Nhiều người cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ là một sai lầm. Bác sĩ nhi khoa cho biết, có rất nhiều trường hợp do không giữ vệ sinh sạch sẽ khiến trẻ bị biến chứng nhiễm trùng.
Tốt nhất, phải vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách lấy lá ổi, lá đắng rửa sạch, đun sôi để hơi âm ấm, rồi dùng khăn xô mỏng mềm nhúng nước lau người nhẹ nhàng cho trẻ. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu nước trong nốt đậu chảy đến đâu là mụn đến đấy, chỉ trong vòng 1 – 2 ngày là lên khắp cả người.
Sau khi lau rửa cho trẻ, lại dùng khăn xô khô thấm khô người cho trẻ, rồi mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát. Nếu được điều trị đúng cách và giữ vệ sinh sạch sẽ, chỉ sau 7 – 10 ngày, nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy rồi vết thâm sẽ hết sau một thời gian, không để lại sẹo.
Cần cách ly người bệnh
Thuỷ đậu rất dễ lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng này. Muốn điều trị nhanh chóng, đầu tiên phải cách ly người bệnh. Dù chỉ xuất hiện vài ba nốt đậu cũng phải cách ly với tất cả các trẻ khác, kể cả người lớn chưa bị bệnh này, nếu không nguy cơ lây lan rất nhanh.
Hơn nữa, thường mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần và có miễn dịch dài, nhưng nếu sức đề kháng yếu có thể bị tái phát khi có dịch, vì vậy, dù con bạn đã từng bị thuỷ đậu, cũng nên lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với những người đang bị để tránh nguy cơ tái phát.
Cần vệ sinh phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ. Cho trẻ nằm trong phòng kín gió nhưng không được ẩm thấp và cần nhớ luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhắc trẻ không được gãi vỡ nốt đậu.
Điều trị cho trẻ bị thủy đậu
Trong trường hợp trẻ chỉ bị loét vài nốt mụn, có thể dùng nước ôxy già rửa vết loét rồi dùng bông chấm khô nhưng cần lưu ý, cho bệnh phẩm vào túi nilon bọc kín để tránh lây bệnh cho người khác. Sau đó, bôi thuốc đúng vào giữa nốt đậu (tuy nhiên, có nhiều loại thuốc phù hợp với từng thể bệnh nặng hay nhẹ, do đó, muốn cho trẻ uống hay bôi loại thuốc gì cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa). Trong quá trình điều trị cha mẹ cần theo dõi kỹ, kịp thời đưa trẻ nhập viện ngay khi có biến chứng.
Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
Cho bé ăn đầy đủ dinh dưỡng
Trong suốt thời kỳ bị bệnh, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những đồ dễ tiêu, không nhất thiết phải kiêng khem trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó.
Đặc biệt, nên cho trẻ ăn đồ loãng, uống nước canh gà, uống nhiều nước để bù nước do trẻ bị mất nước khi mụn vỡ, trợt.
Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục chứ không có màu trong có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn hoặc thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn, trẻ chậm chạp hơn… thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện. Rất có thể trẻ đã bị một trong các biến chứng hay gặp như: Viêm da, viêm phổi, viêm não-màng não.
Tác giả: