Hành thiện tích đức xuất phát từ trái tim nhân hậu ắt được phúc báo, còn người dù tài giỏi đến đâu nhưng tâm hẹp hòi sẽ không bao giờ được toại nguyện, câu chuyện dưới đây sẽ chứng minh điều đó.
Tích đức không cần người khác thấy, hành thiện tự có trời biết
Theo lý thuyết nhân quả của nhà Phật, phúc khí của một người từ đâu mà đến? Thứ nhất: nó đến từ khi con người được sinh ra (mang theo từ tiền kiếp).
Thứ hai là do đời này hành thiện tích đức, tích phúc mà có, xét cho cùng, có thể thực sự thay đổi vận mệnh con người nằm ở hai chữ “nhân quả”.
Bởi vì, bất luận số mệnh là do trời định hay do hậu thiên hành thiện tích phúc, tích đức mà có, đều là từ “thiện nhân” mà thu được “thiện quả”. Loại “thiện nhân” này chính là làm việc thiện.
Để tích được âm đức, người làm việc thiện dù âm thầm hay thể hiện ra ngoài, muốn biết có tốt hay không cần phải xem xét cái tâm của người ấy, nhưng về cơ bản là hành vi tốt đẹp, đáng được ca ngợi.
Người làm việc thiện mà cầu mong người khác biết đến để khen ngợi hay tôn vinh thì âm đức cũng không tích được.
Người làm việc tốt, giống như cỏ trong vườn xuân, không thấy trưởng thành, lâu ngày sinh sôi.
Người làm việc ác, giống như đá mài dao, không thấy hao tổn, lâu ngày mới mòn.
Điều đáng sợ của hành động làm ác không phải là bị người khác phát hiện, mà là chính mình tự biết.
Điều đáng khen của hành động lương thiện, không nằm ở lời khen của người khác, mà là nằm ở sự an vui của chính mình.
Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang
-
Bức tượng khao khát thành "người", Phật cho đi qua nơi này ai ngờ đã vội vàng quay đầu...
-
Vì sao nói “Trai mùng một, gái ngày rằm” lại khó nuôi?
-
Lý giải quan niệm: "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang"?
-
Tại sao con người khó có thể nhớ được tiền kiếp của mình?
-
Nghiệp quả sẽ ra sao nếu ch.ết bất đắc kỳ tử, tái sinh vào cõi lành hay cõi ác