Lập ngân sách chi tiêu đúng cách
Quy tắc 50/20/30
Với quy tắc này bạn sẽ chia thu nhập của mình theo tỉ lệ:
- 50% cho các nhu cầu thiết yếu như tiền điện nước, tiền ăn uống, thuê nhà,…
- 20% cho các vấn đề tài chính: tiết kiệm, trả nợ, đầu tư,…
- 30% cho nhu cầu cá nhân: du lịch, xem phim, đi chơi,…
Phương pháp Kakeibo
Với phương pháp này bạn có thể chia thu nhập vào 4 phong bì:
- Chi phí cơ bản: tiền đi lại, điện nước, ăn uống, thuê nhà,…
- Chi phí học tập, mở mang kiến thức: mua sách, học khóa học,…
- Chi phí không bắt buộc: đi ăn nhà hàng, mua quần áo,…
- Chi phí phát sinh: tai nạn, hỏng xe,…
Nếu tiền trong phong bì này được tiêu hết, bạn có thể lấy tiền ở phong bì khác bù vào nhưng phải giảm bớt chi tiêu cho nhu cầu đó đi. Làm như vậy thì tổng chi tiêu vẫn được bảo toàn.
Phương pháp 50/50
Với phương pháp này bạn sẽ giữ lại 50% thu nhập để tiết kiệm, 50% còn lại dùng để chi tiêu trong tháng. Với người có thu nhập thấp thì phương pháp này không mấy khả thi.
Ghi lại thất cả thu nhập và chi tiêu trong ngày
Hãy chuẩn bị cho mình 1 cuốn sổ tay hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính trên điện thoại. Sau mỗi ngày nhìn lại bạn sẽ biết mình chi khoản nào hơi quá tay để kịp thời điểm chỉnh lại chi tiêu vào ngày hôm sau.
Cố định các khoản chi tiêu
Hãy đưa ra một hạn mức cố định từ đầu tháng. Trong tháng đó, bạn sẽ biết cách cân đối chi tiêu để không vượt quá hạn mức đã quy định.
Đặt câu hỏi “có nên mua hay không”
Mua sắm những món đồ không cần thiết là rất lãng phí. Bạn có thể trông nó thích mắt nên muốn mua hoặc người khác có nên bạn cũng muốn sở hữu. Nhưng sau khi mua về, bạn có thể sẽ không còn thích nó nữa. Vậy nên hãy cân nhắc kĩ trước khi xuống tiền.
Chọn đúng kênh đầu tư
Để tiền trong két thì tiền không sinh lời. Vậy nên bạn hãy cân nhắc chọn kênh đầu tư phù hợp. Nếu có kiến thức thì có thể chọn kênh đầu tư như trái phiếu, chứng khoán,… Còn nếu bạn chưa biết dùng tiền vào việc gì thì có thể gửi vào ngân hàng để có thêm chút tiền lãi mỗi tháng.
Cắt giảm sự tiện nghi, thoải mái
Thay vì đi xem phim ở rạp, ăn tối ở nhà hàng,… bạn có thể tự nấu ăn ở nhà, xem phim trên tivi. Tất nhiên, việc này không mang đến cho bạn cảm giác hưởng thụ như trong lúc cần tiết kiệm thì giúp ích rất nhiều đấy.
Săn hàng giảm giá
Các trang bán hàng online, các cửa hàng thường xuyên có đợt siêu giảm giá. Bạn có thể tranh thủ đợt khuyến mại này mua những món đồ cần thiết. Nhưng đừng xa đà quá nhé, nó có thể là con dao hai lưỡi khiến bạn chi tiêu quá mức cần thiết đấy.
Tác giả: Trần Thu Thủy