Điều chỉnh mức trợ cấp sau ngày 1/7/2023
Các đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP ngày 30/5/1979.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981.
- Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008.
- Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
- Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995.
Thêm 2 đối tượng nhận trợ cấp hàng tháng
Có hiệu lực từ ngày 5/9, Thông tư 44/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến.
Thông tư nêu rõ, 2 đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong ngành công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg;
- Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg
Bên cạnh đó, thực hiện trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần đối với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
Thực hiện trợ cấp 1 lần đối với một số đối tượng như: Quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 theo Nghị định số 23/1999/NĐ-CP; người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg; thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg, thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến theo Nghị định số 112/2017/NĐ-CP; người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia theo Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg.
Ngoài ra, Thông tư 44 cũng hướng dẫn cụ thể các khoản chi trực tiếp cho người thụ hưởng, như: Chi điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tại nhà; hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết…
Các khoản chi giao cho cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc ngành LĐ-TB&XH thực hiện, gồm: Điều dưỡng, phục hồi sức khỏe tập trung; hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng…
Tác giả: Mộc
-
Từ tháng 7/2023: 5 trường hợp này vượt đèn đỏ không bị CSGT thổi phạt: Ai không biết quá phí
-
7 trường hợp con ruột không được hưởng thừa kế nhà, đất từ cha mẹ theo luật đất đai 2023
-
Từ tháng7: Ai có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh được hưởng 1 quyền lợi đặc biệt, nắm để không mất quyền lợi
-
Chẳng may bị lộ thông tin CMND/CCCD gắn chip, có thông báo vay nợ: Đây là cách xử lí
-
Quy tắc làm tròn điểm thi tốt nghiệp THPT 2023