Tảo mộ không quá ba đời
Tảo mộ không quá 3 đời có nghĩa là thông thường việc tảo mộ chỉ có 3 đời, ví dụ con cái đi cúng viếng cha mẹ là đời thứ hai, cháu đi cúng viếng ông bà chính là đời thứ ba. Từ góc độ tình cảm gia đình mà nói thì đối với nhiều người, ngoài cha mẹ, người thân nhất chính là ông bà, cũng có người là họ hàng thế hệ khác.
Trong cuộc sống này, nhiều người cực kỳ nghiêm khắc với con cái, nhưng khi về già lại hết sức nuông chiều cháu chắt. Thế nên đối với những người ông, người bà thì về tình về lý, làm cháu đi tảo mộ ông bà cũng là chuyện nên làm.
Nhưng nếu đi đến thế hệ trước, đó là thế hệ bố mẹ của ông bà. Khi các cháu được sinh ra, có thể các cháu từ khi sinh ra chưa từng được gặp họ, nên tình cảm cũng không quá sâu sắc, vì vậy cũng không cần thiết phải ép các cháu đi tảo mộ họ.
Ở thời xưa thì một số đại gia tộc thường có từ đường. Sau khi người thân qua đời, bài vị có thể được đặt trong từ đường của tổ tiên, để con cháu dù không viếng mộ vẫn có thế cúng bái.
Thăm mộ không quá giờ Mùi
Vì sao nói điều này?
Vốn dĩ người xưa rất coi trong buổi sáng, có câu một ngày khởi đầu từ buổi sáng. Thế nên buổi sáng chính là thời điểm quan trọng nhất. Giờ mùi ở đây là buổi chiều từ 1 giờ đến 3 giờ. Câu này có nghĩa là thời gian tảo mộ không được muộn hơn 3 giờ. Vì vậy, mỗi lần tảo mộ chúng ta có thể thấy rằng có rất nhiều người đi vào buổi sáng. Điều này được xem xét từ nhiều khía cạnh.
Thứ nhất là, tỏ lòng thành kính, dậy sớm chỉnh tề đi tảo mộ, thay vì ngủ một giấc ngon lành đến chiều mới nhớ ra đi tảo mộ.
Mặt khác thì buổi sáng dương khí nhiều, không khí trong lành, đi tảo mộ buổi sáng sẽ khiến cho mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.
Người ta cũng cho rằng đi tảo mộ buổi chiều âm khí nặng, vì trời sắp tối nên có những thứ không tốt sẽ ùa ra. Nếu chúng ta đi cúng gia tiên lúc này rải tiền giấy, cung phụng thực phẩm khó tránh khỏi sẽ bị cướp đi.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
3 loại người trên đời: Người giả vờ giàu, người giàu giả vờ nghèo, kiểu thứ 3 không làm gì nhưng thông minh nhất
-
Cổ nhân dạy: "Người lông mày thô rậm tràn xuống bờ mi chớ dại tới gần", nếu lại gần thì sao?
-
Cổ nhân dạy “Đừng gọi chó khi no”: Nửa vế sau mới là kinh điển ít ai biết được
-
Các cụ dặn kỹ: Người thường xuyên ngủ 3 giấc này mạng mỏng hơn giấy, con cháu nhỡ kỹ
-
Các cụ khuyên “tam chủng họa” không nên treo trong nhà: Nhất là cái đầu tiên