Trong văn hóa thờ cúng, Rằm tháng Giêng là ngày rằm quan trọng nhất trong năm. Dân gian thường truyền lại câu nói: "Quanh năm đi cúng không bằng một Rằm tháng Giêng."
Ngày xưa, ông bà ta sống chủ yếu bằng nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, vì vậy sau Rằm tháng Giêng, người nông dân bắt đầu xuống đồng cày cấy, còn những người lao động xa nhà cũng bắt đầu trở lại công việc mưu sinh. Thời tiết lúc này ấm áp, cây cối tươi tốt, không còn những đợt giá rét nặng nề. Chính vì vậy, người xưa cúng Rằm tháng Giêng rất chu đáo và long trọng, chuẩn bị cỗ to để tưởng nhớ, biết ơn tổ tiên, thần phật và cầu xin một mùa vàng bội thu. Cũng theo truyền thuyết nhà Phật, Rằm tháng Giêng là thời điểm tăng ni ngồi nghe Phật thuyết pháp, và đây còn là ngày vía của Phật tổ.
Rằm tháng Giêng là thời điểm người nông dân ra đồng, nên việc cúng tạ thần linh, tổ tiên với mong muốn có một mùa màng bội thu là rất quan trọng.
Vì thế, cúng Rằm tháng Giêng trở thành một nghi lễ thiêng liêng và quan trọng. Đây cũng là chu kỳ trăng tròn đầu tiên của năm âm lịch. Người xưa còn có tập tục quây quần thưởng rượu và ngắm trăng tròn. Tuy nhiên, khi cúng Rằm tháng Giêng, người xưa rất chú ý đến những điều kiêng kỵ.
Không cúng đồ chay giả mặn
Nhiều gia đình thực hiện lễ cúng chay nhưng lại dùng đồ chay giả mặn như giò chả chay, chân gà, chim quay chay, cá chay, tôm chay... Tuy nhiên, điều này là giả dối và không thực sự hợp tâm linh, vì dù là chay nhưng những món này lại có hình thức giống các món mặn. Vì vậy, khi cúng đồ chay, nên chọn những món ăn thuần chay, làm từ nguyên liệu thực vật, không tạo hình giống con vật hoặc làm giả vị của các món ăn mặn.
Không đốt nhiều tiền giấy, vàng mã hình nhânNhiều gia đình quan niệm rằng lễ Rằm tháng Giêng là dịp quan trọng, vì vậy họ tin rằng đốt nhiều vàng mã, tiền giấy, áo quần, hình nhân cho tổ tiên, thần linh sẽ được chứng giám. Tuy nhiên, hành động này gây lãng phí, tốn kém và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Đặc biệt, đối với Phật tử, cần lưu ý rằng đạo Phật không khuyến khích việc đốt vàng mã, vừa lãng phí vừa gây ô nhiễm môi trường và tăng nguy cơ cháy nổ.
Không dùng hoa giả, trái cây giả để cúng
Hoa giả hay trái cây giả thường chỉ là đồ trang trí, không phải đồ cúng vì chúng thiếu sự trang trọng. Trong tâm linh thờ cúng, điều quan trọng là sự thành tâm, vì vậy không nên dùng đồ ăn giả. Hơn nữa, hoa giả và trái cây giả dễ hút bụi, không tốt cho trường khí của phòng thờ. Việc dùng đồ giả dâng cúng cũng phạm phải lỗi phong thủy, vì vậy tốt hơn hết là dâng cúng đồ thật như nước và nến thơm.
Không xê dịch bát hương
Vào ngày Rằm tháng Giêng, một số gia đình lau dọn bàn thờ để duy trì sự thanh tịnh, nhưng cần lưu ý giữ nguyên vị trí của bát hương. Việc di chuyển bát hương có thể làm rối loạn trường khí, ảnh hưởng đến sự yên nghỉ của tổ tiên. Trước khi lau dọn, nên thắp một nén nhang và khấn xin Thần linh, Thổ địa, tổ tiên cho phép lau dọn bàn thờ, chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Kiêng không cúng thủ lợnTheo quan niệm dân gian, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có thể bao gồm cả đồ chay và đồ mặn, như cúng gà trống, nhưng kiêng kỵ không cúng thủ lợn. Điều này xuất phát từ quan điểm đầu năm không nên sát sinh, và lợn trong đời sống người Việt được coi là con vật sinh sôi, mang lại tài lộc và kinh tế cho gia đình. Gà trống là linh vật giúp kết nối với thần linh, vì vậy nó được ưa chuộng trong mâm cúng Rằm tháng Giêng.
Không nên đặt tiền thật lên bàn thờ để cúng
Nhiều người nghĩ rằng việc đặt tiền thật lên bàn thờ trong lễ cúng sẽ mang lại may mắn và tài lộc. Tuy nhiên, tiền thật không phải là vật phẩm thờ cúng, vì vậy hành động này không có ý nghĩa về mặt tâm linh. Ngoài ra, tiền cần phải luân chuyển, và việc đặt tiền lên bàn thờ rồi cất đi không có giá trị phong thủy. Tiền trong quá trình lưu thông dễ dàng bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến trường khí trong phòng thờ. Đặc biệt, nếu tiền không thu được từ lao động chân chính, nó có thể gây tổn hại đến phước đức của gia đình.
Trong dịp Rằm tháng Giêng, bạn nên cúng đồ chay và thực hiện các việc thiện như đi lễ chùa, làm công đức, phóng sinh... để tạo thêm may mắn và phúc lộc cho bản thân và gia đình.
Khi nào là thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất?
Thông thường, lễ cúng Rằm tháng Giêng được tiến hành vào ngày chính hoặc trước đó 1-2 ngày. Tuy nhiên, khung giờ tốt nhất để cúng là từ 11h đến 13h ngày 15 tháng Giêng. Đây là thời gian mà thần linh, Phật tổ đi tuần và sẽ chứng giám cho gia chủ.
Tác giả: Quỳnh Trang
-
Bật nút này trên điện thoại, ngồi đâu cũng dùng Wifi miễn phí, chẳng tốn tiền 4G/5G
-
Tổ Tiên căn dặn: 'Nhà giàu hay nghèo cũng đừng đặt thùng rác ở 3 nơi này kẻo mất hết tài lộc'
-
5 cách bảo quản gừng chẳng cần tủ lạnh, để nửa năm vẫn tươi như mới
-
Tổ Tiên căn dặn: '5 loại quả thơm ngọt nhưng đừng đặt lên bàn thờ khi cúng Rằm tháng Giêng'
-
Thả tờ giấy vào bồn cầu lợi ích bất ngờ, nhất là khi du xuân lễ hội phải biết, công dụng ai cũng cần