Tổ tiên dặn: "Xem trong bếp biết nết đàn bà, vào trong nhà biết nhà đói no'', vì sao vậy?

( PHUNUTODAY ) - “Đàn ông coi nhà, đàn bà coi bếp” – quan niệm này ngày nay vẫn gây ra vô số những tranh cãi. Liệu phụ nữ hiện đại có cần được giải phóng khỏi căn bếp không?

Ý nghĩa của câu nói: Xem trong bếp biết nết đàn bà?

Thời nay phụ nữ chẳng gò bó trong việc nếp núc, thậm chí là đôi khi bận bịu công việc thì họ chẳng buồn nấu nướng, thay vào đó muốn ăn gì sẽ đặt qua mạng và người ta mang tới. Phụ nữ hiện đại thì nhiều nhà, bếp núc chỉ để trưng bày còn hầu như ít khi nấu nướng.

Nhưng từ thời xưa thì việc đánh giá một người phụ nữ có xứng đáng làm vợ tốt, dâu hiền không thì người ta nhìn vào cái bếp. Bởi vậy nên ý nghĩa của câu nói trên được hiểu là: Trong gia đình, người phụ nữ là người lo việc bếp núc, ăn uống. Xem bếp núc thấy gọn gàng, ngăn nắp, ấm cúng thì bà chủ của gia đình đó là người đảm đang.

Coi bếp chọn dâu

Ở nông thôn, mấy ông già bà cả luôn xem cái bếp là tiêu chuẩn hàng đầu để làm thước đo công - dung - ngôn - hạnh của người con gái. Lắm khi, nhân duyên thành hay bại cũng từ cái bếp

Những người đàn ông thời xưa khi đưa vợ về ra mắt gia đình thì mẹ chồng chẳng quan tâm nhan sắc, học hành hay tính nết như nào mà sẽ hỏi về cái bếp trước. Thậm chí ai mà lấy vợ gần thì mẹ chồng còn ''đột nhập'' vào căn bếp để xem có ứng ý nàng dâu tương lại hay là không với quan niệm: "Nhà mình là nông dân, cần phải có con dâu biết lo bếp núc".

Nếu may mắn người phụ nữ đó đảm đang việc bếp núc còn tính chuyện cưới xin, còn nếu không may cô gái đó vụng về thì dù cả hai người yêu nhau cũng khó đến được với nhau. Đó là lý do thời xưa nhân duyên phụ thuộc vào cái bếp hơn là xuất phát từ tình yêu.

Phụ nữ hãy cứ xem ''coi bếp'' là niềm vui

Dù rằng quan niệm ''Vào bếp xem nết đàn bà'' ở thời hiện đại chẳng còn mấy chính xác nữa. Thế nhưng điểm chung của thời xưa và thời nay chính là căn bếp là nơi giữ trọn hạnh phúc gia đình.

Bất cứ người chồng nào cũng khao khát đi làm về là được ngắm nhìn vợ tất bật trong gian bếp nấu nướng cho cả nhà. Bếp lạnh tanh thì chúng tỏ gia đình cũng không mấy yên ấm, sum vầy.

Có lẽ nhiều người phụ nữ sẽ bất bình thời đại nào rồi mà còn ''coi bếp'' là biết hết nết đàn bà. Đúng là nó không đánh giá hết toàn bộ tính cách, con người của phụ nữ thời nay thông qua việc bếp núc. Nhưng một người vợ lười nấu nướng thì chắc chắn không được chồng yêu bằng cô vợ chăm chỉ bếp núc.

Nhiều khi người ta không muốn “coi bếp” thì cũng đâu dễ gì trông coi vũ trụ được đâu? Ta căng thẳng, tranh luận với nhau về chuyện đàn ông có nên vào bếp hay không, mà quên mất không trả lời câu hỏi, chính mình có vui khi vào bếp hay không. Có hoặc không, ta đều có quyền được lựa chọn cho mình, một bữa cơm tự nấu hay cơm tiệm. Khi ta đã vui với vai trò vào bếp, thì chỉ cần có một người đàn ông và một lũ trẻ thơ tán thưởng, vậy cũng vui lòng. Ta vào bếp vì ta trước nhất. Hoặc không vào bếp cũng là vì ta.

Suy cho cùng thì dù phụ nữ có làm công việc chế tạo tàu vũ trụ hay hoạt động chính trị, thì mọi thứ cũng chỉ là thú vui, trong lúc chờ cơm chín mà thôi.

Tác giả: Truy Nguyệt