Tổ Tiên dạy cấm sai: Ở đời tham 4 thứ thì nghèo hèn xui xẻo, càng tham lại càng thâm

( PHUNUTODAY ) - Người sống ở trên đời có 4 thứ tuyệt đối không nên tham lam, bởi lẽ càng tham lại càng chịu thiệt.

Tục ngữ trong văn hóa truyền thống vốn bác đại tinh thâm, trải qua thời gian dài đằng đẵng, đã thẩm thấu vào mọi mặt của cuộc sống, ví như cách đối nhân xử thế, cách ứng xử giữa đời, nhân sinh cảm ngộ… Tài sản tinh thần và những đúc kết quý báu mà người xưa lưu lại đã mang đến cho chúng ta những lợi ích vô cùng to lớn.

Người xưa nhắn nhủ con cháu, ở đời có 4 thứ không nên tham, càng tham càng nguy hại.

Thứ nhất: “Rượu không hộ hiền”

Như câu nói “rượu là thuốc độc ngấm vào ruột”, từ ý nghĩa bề mặt có thể hiểu rằng: Mặc dù rượu là thứ không thể thiếu trong cuộc sống đời thường, nhưng “uống rượu hại thân” là điều mà tất cả mọi người đều có thể biết.

Một người nếu như không cách nào kiểm soát được hành vi của chính mình, mỗi lần uống rượu đều say đến rối tinh rối mù, như vậy rất dễ khiến cho những người xung quanh cảm thấy chán ghét và lánh xa.

“Rượu không hộ hiền”, ý nói rằng một người có phẩm đức cao thượng, nếu như uống rượu quá lượng, cũng rất dễ dàng làm ra một số sự tình không thể tưởng tượng được. Mặc dù từ góc độ y học mà nói, uống một chút rượu vừa phải có thể trợ giúp huyết dịch tuần hoàn, còn có thể dự phòng xơ cứng động mạch. Thế nhưng nếu không biết giữ chừng có mực, sẽ dẫn đến hành vi cá nhân không thể kiểm soát, mang lại những hậu quả đáng tiếc.

Thứ hai: “Sắc không hộ bệnh”

Cổ nhân nói: “Sắc là dao cạo xương”. Nếu như một người quá ham muốn sắc dục, sẽ dễ tổn thương nguyên khí, dẫn đến sinh ra bệnh tật, đồng thời cũng xuất hiện các vấn đề về tinh thần… Điều này sẽ ảnh hưởng đến công việc và học tập, lâu dần cơ thể sẽ suy sụp hoàn toàn.

Mọi người thường nói “Trên đầu chữ sắc có cây dao”, trên thực tế hàm nghĩa chính là: Nếu phóng túng dục vọng quá độ, khẳng định sẽ gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe thân thể.

Lại có câu rằng: “Thủy mãn tắc dật, nguyệt mãn tắc khuy”, có nghĩa là nước đầy sẽ tràn, trăng tròn sẽ khuyết. Nếu như lúc còn trẻ không biết khắc chế dục vọng, đến khi về già có hối hận thì cũng đã muộn.

Thứ ba: “Tài không hộ thân”

Liên quan tới câu tục ngữ này, có rất nhiều cách giải thích. Trong đó có một cách giải thích phổ biến là: Giữa những người thân thích với nhau nếu như xuất hiện những vấn đề liên quan đến tiền bạc, cũng rất dễ ảnh hưởng đến tình cảm và mối quan hệ của nhau.

Cổ nhân nói: “Thân thích không chung tài, chung tài đoạn vãng lai”. Ý nói rằng, giữa những người thân thích thì tốt nhất đừng nói chuyện tiền bạc, nói theo lối thời thượng hiện nay thì chính là “đừng nói chuyện tiền bạc làm sứt mẻ tình cảm”.

Trong cuộc sống hiện thực, cho dù là người thân hay bằng hữu, đều rất dễ dàng xảy ra tình huống: Vì liên quan đến lợi ích mà trở mặt thành thù. Cũng có không ít những người con bất hiếu, vì tranh đoạt nhà cửa và di sản của cha mẹ, mà xảy ra những mâu thuẫn với nhau. Hiện nay trên internet, tin tức liên quan đến phương diện này đặc biệt nhiều.

Thứ tư: “Khí không hộ mệnh”

Dân gian có câu rằng: “Khí là mầm rễ gây tai hoạ”. Bởi vì một người lúc đang tức giận, lưu lượng máu tăng nhanh, hormone tuyến thượng thận cũng tăng nhanh, điều này khiến người ta dễ trở nên đặc biệt kích động.

Tính khí của mỗi người là khác nhau, cho nên khả năng nhẫn nại trước một loại hành vi hoặc sự tình nào đó cũng rất có hạn. Một khi khí huyết tấn công vào tim, kiểm soát không nổi cảm xúc, sẽ việc nhỏ xé ra to, cuối cùng làm nên sự tình không lý trí.

Trong cuộc sống có rất nhiều ví dụ như vậy. Có những việc tưởng chừng nhỏ nhặt, thế nhưng chỉ vì kích động mà dẫn đến xô sát lẫn nhau.

Người xưa nói rằng: “Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng”. Nếu như tất cả mọi người đều có thể hiểu được đạo lý này, thì có lẽ những tranh chấp và mâu thuẫn sẽ ngày càng ít đi.

Sinh khí sẽ ủ thành đại họa, hơn nữa còn dẫn đến thân thể xuất hiện bệnh tật. Bởi vì “khí hỏa công tâm, khí đại thương can”, những người có tính khí không tốt thường thì gan cũng không tốt, sức khỏe cũng không được tốt.

“Tiền nhân trồng cây, hậu nhân hóng mát”. Những câu ca dao tục ngữ và những đúc kết quý báu đều là người thế hệ trước tổng kết và tích lũy từ kinh nghiệm sống, lưu truyền cho đến nay, để chúng ta trên con đường nhân sinh có thể phạm ít sai lầm, và có một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Tác giả: Thạch Thảo