Làm việc tốt cũng phải nhìn nhận xem ai là người nên và không nên được nhận sự giúp đỡ. Không nên phung phí lòng tốt với những kiểu người dưới đây.
2 kiểu người không nên giúp
Trong bộ phim "Bố già", có một câu thoại như này: "Lòng tốt không có giới hạn, sẽ chỉ khiến đối phương được nước lấn tới; nhân từ mà không có nguyên tắc, sẽ chỉ khiến đối phương có voi đòi tiên."
Khi lòng tốt không có giới hạn và nguyên tắc, sẽ chỉ sinh ra ác ý, khiến đối phương điềm nhiên nhận lấy lòng tốt của bạn, rồi đạp đổ thiện chí của bạn một cách vô tình. Vậy, không phải bạn đang giúp họ, mà chính là hại họ, thậm chí còn làm hại đến chính bản thân mình.
Thế nên, giúp người khốn khó, không giúp người lười; giúp người đang khó khăn cấp bách, không giúp người nghèo. Hành thiện cũng cần có trí tuệ, nên biết khi nào thì nên giúp và lúc nào nên dừng lại.
Khi người khác rơi vào cảnh khó khăn cấp bách, bạn giúp họ vượt qua, đó chính là hành thiện tích đức. Bằng không, nếu bạn giúp đỡ những người nghèo khó và lười nhác, sẽ chỉ khiến đối phương càng thêm phụ thuộc vào bạn, họ trở thành cái động không đáy, khiến họ ngày càng tham lam và muốn bòn rút nhiều hơn từ bạn.
Lương thiện sai cách - bạn sẽ thành phế phẩm
Ai cũng nên hướng tới cái thiện. Nhưng thiện như thế nào mới là đúng, mới không bị coi thường?
Lương thiện quá lại thành ra không có đầu óc. Lâu dần, những người xung quanh sẽ cảm thấy mọi việc bạn làm là điều hiển nhiên, sẽ chẳng có ai quan tâm đến cảm xúc của bạn. Tốt quá cũng là một cái tội. Thế nên, hãy tự thương lấy mình trước khi thương người khác.
Bạn càng nhún nhường, người khác càng lấn tới; bạn càng tha thứ người khác càng vô tâm; bạn càng mềm lòng người khác càng tham lam. Mọi việc đều cần phải có giới hạn. Và lòng tốt nên đặt đúng chỗ.
Bạn không nên giúp đỡ những người như vậy bởi họ chỉ mᴜốn lợi dụпg bạn làm thay mà thôi.