Tổ tiên khuyên răn: Khi nghèo đừng tiết kiệm 3 loại tiền này, càng tiết kiệm càng nghèo. Là tiền gì?

( PHUNUTODAY ) - Trong cuộc sống người ta nghĩ rằng lúc nghèo càng tiết kiệm khoản gì hay khoản đó, tiết kiệm là đức tính tốt nhưng có 3 loại tiền này nếu tiết kiệm thì lại không hay.

Tiết kiệm là một đức tính tốt trong cuộc sống và cũng là 1 yếu tốt để người nghèo thoát nghèo. Thế nhưng có những lúc tiết kiệm không đúng sẽ là mất khôn ngoan và còn ảnh hưởng tới con đường cải thiện kinh tế, nghèo lại càng nghèo. Thế nên người xưa mới khuyên răn con cháu cách sống cần lưu ý tránh tiết kiệm 3 khoản tiền này.

1. Tiền mua sắm cơ bản: ăn uống, áo quần

Dù nghèo khó nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo cuộc sống cơ bản của mình. Bởi nếu đáp ứng những nhu cầu cơ bản như ăn uống, mặc thì sẽ khó tồn tại. Bạn có thể không ăn 1 ngày, 2 ngày nhưng không ăn 3 ngày sức khỏe suy kiệt, khó làm việc được, thậm chí nằm đó và hết con đường kiếm tiền.

Quần áo không mặc đồ sang chảnh, đồ hiệu nhưng cần phải có quần áo lành lặn để mặc. Bởi nếu trông rách rưới lôi thôi thì người khác càng coi khinh và trông bạn càng không có sức sống. 

Dù nghèo cũng không tiết kiệm 3 loại tiền, trong đó có tiền ăn uống chi tiêu cơ bản

Nói như thế không có nghĩa dùng hết số tiền đang có để mua đồ ngon ăn, quần áo đẹp mặc. Người xưa dạy thế có nghĩa là cần đảm bảo mua thức ăn để chống đói, có quần áo lành lặn mặc để nhìn bạn tươm tất nhất có thể.

Trong thời hiện đại việc mặc và ăn đã không quá túng thiếu như xưa nên càng cần chú ý hơn. Trong khi còn nghèo thì không ăn sơn hào hải vị nhưng ăn những thức ăn lành mạnh cơ bản, để không đói mà còn khỏe mạnh. Trong khi kinh tế còn chưa dư dả, không cần mua quần áo đắt tiền nhưng mua quần áo tử tế chỉnh chu, để trông bạn tươm tất hơn và để còn đi giao tiếp để còn tăng thêm cơ hội kiếm tiền.

2. Tiền tiếp khách, tiền lễ khi cần

Khi nghèo tuyệt đối không ăn nhậu say sưa, chơi bời đàng điếm. Nhưng có những trường hợp bắt buộc bạn phải tiếp khách ví như khi gia đình có việc lễ nghĩa, khi đi làm cần mời cảm ơn sếp hoặc đồng nghiệp trong những dịp quan trọng... Có những trường hợp bạn phải chi tiền lễ nghĩa (quà tặng) như khi cần thăm hỏi người khác ốm đau, khi cần tặng quà cha mẹ, anh em, con cháu...

Những lúc cần tiếp khách như thế thì việc cần làm là vẫn phải làm không thể vì lý do kinh tế chưa có mà bạn lơ đi, bạn bỏ qua những việc làm này. Nếu bạn bỏ qua để tiết kiệm chút chi phí thì sẽ khiến người khác thấy bạn keo kiệt và không biết lễ nghĩa. Điều đó sẽ khiến bạn "mất điểm" trong mắt họ, rồi cơ hội sẽ mất đi. 

Tiền tiếp khách lễ nghĩa khi cần không thể tiết kiệm

Trong xã hội cần có quan hệ qua lại, có ngoại giao thì khi làm việc họ cũng mới nhớ tới mình. Thê nên cả khi còn nghèo bạn cũng phải nhớ có một quy tắc, tiết kiệm nhưng không thể tiết kiệm đến nỗi bỏ qua mọi nghi thức xã giao.

3. Tiền cho sức khỏe

Người xưa nói sức khỏe là quý nhất. Không có sức khỏe thì không còn cơ hội làm giàu nữa. Thế nên ngay cả khi nghèo bạn vẫn phải chú ý tới sức khỏe của mình, không thể vì nghèo mà không đi bệnh viện, vì nghèo mà không chữa bệnh. 

Lúc chưa giàu có bạn không cần mua sơn hào hải vĩ bồi bổ sức khỏe nhưng đừng ăn bừa ăn bậy chỉ vì món ăn đó rẻ, hãy chọn những thứ thức ăn rẻ nhưng đảm bảo sức khỏe, khi có bệnh cần khám bác sĩ đừng để bệnh nặng rồi mới đi thì càng tốn kém hơn.

Chăm sóc sức khỏe một cách thông minh chính là đầu tư cho tương lai. Có sức khỏe thì tinh thần sẽ tốt lên, tư duy sáng hơn, lúc đó mới có thể nghĩ tới làm giàu. 

Một người không có sức khỏe lại không dư dả tiền bạc thì con đường tương lai càng mờ mịt, càng khó có cơ hội cải thiện vận mệnh của mình.

Khi chúng ta còn nghèo thì tiêu tiền càng phải cẩn trọng, phải suy xét nhưng hãy tiết kiệm một cách khôn ngoan, đừng biến tiết kiệm thành hà tiện. Đó mới thực sự là lời nhắn nhủ thâm sâu của người xưa. 

Tác giả: Như Bình