Tổ Tiên nhắc nhở: 'Đàn ông sợ sờ đầu, đàn bà sợ sờ eo', vì sao lại thế?

( PHUNUTODAY ) - Người xưa cực kỳ chú trọng tới văn hóa ứng xử và những kiêng kỵ trong giao tiếp, có một câu thế này: 'Đàn ông sợ sờ đầu, đàn bà sợ sờ eo', hãy tìm hiểu ý nghĩa nhé!

Những lời dạy của người xưa được truyền qua nhiều thế hệ, thậm chí kéo dài qua hàng ngàn năm, và tới nay, dù có phần nào mai một thì nó vẫn còn nguyên giá trị.

Có một câu thế này: "Đàn ông sợ sờ đầu, đàn bà sợ sờ eo", chúng ta nên hiểu thế nào?

Đàn ông sợ sờ đầu

Hành động chạm vào đầu thường là biểu hiện của tình yêu thương của người lớn tuổi đối với trẻ nhỏ. Nhưng nếu hành động này được dùng để cư xử với một người đàn ông trưởng thành, nó thể hiện sự coi thường và khinh miệt đối với anh ta.

Theo quan niệm của người xưa , đầu tượng trưng cho phẩm giá. Đặc biệt là thời cổ đại , đàn ông khi có tuổi sẽ đội quán (loại mũ thời xưa) và búi tóc. Điều này càng thể hiện sự uy quyền và vị thế của nam nhân.

Trong xã hội hiện đại, việc sờ đầu cũng không nên sử dụng bừa bãi, trừ khi đó là đàn anh hoặc những người tương đối thân thiết.

Nếu một người lạ tình cờ chạm vào đầu người của người đàn ông thì đó được coi là biểu hiện khiêu khích. Ngoài ra còn có một lý do khác đó là người ta cho rằng đầu là bộ phận quan trọng. Do đó, không được tùy tiện đụng vào để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc.

Đàn bà sợ sờ eo

Có thể nói quan niệm này vẫn còn đúng cho đến hôm nay. Ngay cả ở thời hiện đại khi góc nhìn của người hiện đại tương đối cởi mở thì việc tiếp xúc cơ thể vẫn cần có những chừng mực nhất định. Nếu là những người không thân thích, tốt nhất không nên có những cử chỉ quá thân mật.

Chưa kể thời xưa, phụ nữ cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến và có nhiều quy tắc nghiêm ngặt. Tại thời điểm đó, các tiếp xúc cơ thể là điều đặc biệt tế nhị. Trong khi đó, vòng eo lại là một bộ phận khá nhạy cảm.

Do đó, nếu ai đó vô tình chạm vào eo của một cô gái và bị phát hiện thì dù có trăm cái miệng cũng không thể giải thích được. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thanh danh cũng như tương lai của một cô gái. Nếu không may bị mang tiếng xấu, phần đời còn lại của họ có thể gặp nhiều trở ngại do quan niệm của xã hội lúc bấy giờ.

Tác giả: Thạch Thảo