Tổ tiên truyền dạy: “Ốc đại nhân thiểu, thị hung ốc”, tức là ngôi nhà rộng lớn nhưng ít người ở thì ẩn tàng nguy hiểm
Lại cũng có câu rằng: “Ốc đại nhân thiểu thiết mạc trụ”, đại ý là nhà to người ít thì cũng giống như là không có người, là nhà hoang. Nếu nhìn lại các kiến trúc của người xưa, ngay cả nơi sinh hoạt của Hoàng đế, cũng có thể thấy những kiến trúc này đều “vừa ở”. Thậm chí phòng ngủ của các vị Hoàng đế đa phần đều chỉ nhỏ hơn 10m2. Vậy vì sao người xưa lại xem trọng điều này như vậy?
Đạo lý này có thể giải thích một cách bình dân. Có thể lấy nguyên lý của máy đo điều hòa nhiệt độ làm ví dụ. Những căn phòng 10m2 thì chỉ cần 15 phút bật điều hòa là đã mát lạnh. Sau khi tắt điều hòa thì căn phòng vẫn có thể mát ở khoảng thời gian nhất định. Đó là bởi vì không gian nhỏ, năng lượng dễ lan tỏa và giữ được lâu.
Nhưng nếu chúng ta đặt chiếc điều hòa ấy vào trong một căn phòng rộng 100m2 thì nó sẽ bất lực, không đủ sức làm mát dù có chạy hết công suất trong một thời gian dài. Đây là vì năng lượng lan tỏa ra nhanh chóng bị mất đi, và mất đi nhanh hơn cả công suất của máy. Cho nên, chiếc điều hòa ấy có hoạt động liên tục thì ngôi nhà cũng không mát được. Lúc này cần một lượng lớn máy điều hòa để đáp ứng nhu cầu.
Mối quan hệ giữa ngôi nhà và con người cũng thế. Ngôi nhà càng lớn càng dễ tiêu hao năng lượng của thân thể con người
Vì thế, ngôi nhà to nhỏ như thế nào thì số lượng người sống trong ngôi nhà đó cũng phải tỷ lệ thuận với nó.
Nhà càng lớn thì càng cần nhiều người ở, nhân khí phải vượng, phải lớn thì mới phù hợp. Bởi vì nhà càng to càng rộng thì càng hút nhân khí. Ngược lại nhà chật chội mà lại nhiều người thì bản thân việc sinh hoạt ăn ở đã bất tiện, hơn nữa nhân khí quá nhiều thì lại khiến con người cảm thấy bức bí, không điều hòa được.
Những người có tuổi, nhất là người nhà thì nếu ở trong ngôi nhà rộng mà không có người ở họ sẽ cảm nhận rõ điều này. Bản thân họ cũng sẽ cảm thấy vô cùng cô đơn, năng lượng dành cho việc bảo trì, quét dọn nhà cửa cũng khiến họ kiệt sức. Về mặt nhân thể học, một người dùng quá nhiều năng lượng để lấp đầy không gian rộng lớn của ngôi nhà thì thân thể sẽ bị tổn hại rất lớn.
Khi cơ thể một người phải tiêu tốn năng lượng càng nhiều thì thể chất của người ấy cũng tự nhiên yếu đi. Biểu hiện bên ngoài của người này chính là mệt mỏi phờ phạc, khó tránh khỏi mắc sai lầm, khả năng phán đoán nhận định bị suy giảm, cảm xúc tiêu cực. Từ đó, những chuyện không hay, chuyện xui xẻo cũng liền theo nhau mà đến.
Ngày nay có rất nhiều người ao ước có được ngôi nhà rộng, có phòng ngủ xa hoa. Người giàu đều thông thường cũng hướng đến việc ấy. Nhưng kết quả có thể khiến người đó cảm thấy khó ngủ, cơ thể không mắc bệnh này cũng mắc bệnh khác, cả ngày uống thuốc bổ nhưng vẫn không thấy khỏe.
Xét về sâu xa thì đạo lý này cũng phù hợp với lý nhân quả và đạo trời. Người xưa đều giảng rằng phải tiết kiệm, phải biết “phúc bất tận hưởng”, bởi vì một người không tiết kiệm, không tiết chế, chỉ hưởng giàu sang phú quý mà không lo thủ đức, tích đức, đến khi dùng hết phúc báo thì điều chờ đợi phía trước sẽ là tai ương. Bởi vậy có câu cổ ngữ là: “Phúc hề họa sở ỷ”, phúc là nơi ẩn náu của mối họa.
Tác giả: Truy Nguyệt
-
Ở đời tuyệt đối không tiêu tiền cho 1 kiểu người, bằng không muôn đời nghèo khó
-
Các cụ chỉ ra 3 sự bại của cá nhân, sự nghiệp và gia đình: Người càng biết sớm thì chẳng có đau thương
-
Cổ nhân dạy: "Vì bụng không vì mắt" triết lý sâu xa ai hiểu được thì giàu sang phú quý
-
Tổ tiên dặn: 5 loại cây vào nhà ai nhà ấy nghèo, không tai họa liên miên cũng nợ nần chồng chất"
-
4 kiểu người dễ gặp quý nhân phù trợ, phúc phận ngập tràn, làm chuyện gì cũng thuận buồm xuôi gió