Môn và hộ ở đây thực tế đều là từ chỉ cánh cửa, nhưng nghĩa của chúng có sự khác biệt. Môn là cửa chính, cửa trước còn hộ là chỉ cửa sau hoặc cửa các phòng ngủ. Vậy câu 'Môn phải luôn mở và hộ phải luôn đóng' có ý nghĩa gì?
Cánh cửa lớn thường xuyên mở
Câu “môn phải luôn mở và hộ phải luôn đóng” nghĩa đen là cửa nhà phải luôn mở, còn cửa sau và cửa các phòng ở khác luôn phải đóng. Về lý do, có những lập luận sau đây:
Cửa lớn phải mở thường xuyên bởi vì cửa là “bộ mặt” của ngôi nhà và là lối để tiếp bạn bè và khách vào nhà. Như lời bài hát: “Cửa nhà tôi thường mở, mở vòng tay chờ đợi bạn. Trời đất chủ yếu là bằng hữu, xin không cần khách khí…”
Một gia đình có khách đến nhà liên tục, đồng nghĩa là mối quan hệ của người sống trong nhà này với người ngoài rất tốt. Cuộc sống và công việc của họ đều diễn ra tốt đẹp. Người xưa nói: “nhiều bạn bè con đường đi sẽ dễ dàng hơn”, cũng là biểu hiện của ý nghĩa này.
Cảnh tượng “môn đình nhược thị” (cửa chính như cái chợ – ám chỉ gia đình tấp nập đón đưa khách) không phải một gia đình bình thường có thể có được. Vô luận ở thời đại nào, gia đình đón khách như nêm như vậy không phú thì cũng quý.
Ngoài ra, cánh cửa chính thường rộng mở cũng là một biểu hiện của lòng hiếu khách.
Theo quan điểm phong thủy, cửa chính là nơi thu hút tập trung tài vận và phúc khí. Nếu nó thường xuyên duy trì ở trạng thái mở thì sẽ có lợi hơn cho tài vận của gia chủ. Khi gia đình người khác làm hỉ sự, nhân tiện gia chủ mở cửa có thể đón thêm một chút may mắn.
Cánh cửa phụ thường xuyên đóng
“Hộ gia đình phải đóng cửa thường xuyên”, điều này thực sự rất dễ hiểu. Chẳng hạn như cửa hậu, cửa phòng ngủ, hay những căn phòng khác trong nhà tất cả đều cần phải được đóng thường xuyên. Thứ nhất, tất cả mọi người muốn có không gian riêng tư. Hai là để đảm bảo sự an toàn. Nếu cửa sau và các phòng khác đều mở ra, một khi có kẻ trộm hoặc là người có tâm bất chính phát hiện ra, tài vật trong nhà có thể bị tổn thất.
Lý do thứ ba xuất phát từ quan điểm phong thủy: người ta cho rằng, tài vận và phúc khí từ cửa chính tiến vào. Nếu cửa sau mở, nó sẽ trực tiếp theo đó trượt đi mất. Người xưa gọi như vậy là “tán tài”. Và không ai muốn điều đó xảy ra.
Nguyên nhân ít được đề cập nhất xuất phát từ ba chữ “tẩu hậu môn” (đi cửa sau). Đây đã trở thành một thuật ngữ xúc phạm. Nó ám chỉ một hành vi, một trạng thái rất xấu của xã hội. Vào thời cổ đại, khi gia đình tổ chức tang lễ, quan tài cũng là từ cửa sau đi ra ngoài. Như vậy, nếu cửa sau luôn mở, tự nó có ý nghĩa không may mắn. Chỉ khi có người trong nhà rời đi, người ta mới mở cửa sau.
Câu tục ngữ “cửa chính luôn phải mở, cửa sau, cửa phòng luôn phải đóng” cũng là một mô tả về một trạng thái của cuộc sống. Trong phủ vương hầu, quan lớn ở thường có rất nhiều đình viện lớn nhỏ. Do đó cửa phòng trong phủ thật sự quá nhiều, khiến người ta hoa cả mắt.
Cửa trong một gia đình càng có nhiều càng có thể thể hiện thân phận và địa vị của gia đình. Đương nhiên gia đình như vậy nhất định là quý tộc hiếm có ở địa phương.
Đồng thời, cổ nhân cũng có lời khuyên răn rằng, đừng luôn nghĩ đến việc “đi cửa sau”, như vậy vừa là vô trách nhiệm với mình vừa là không công bằng với người khác. Làm người, phải làm được thì khi ngồi mới vững thế, công danh tài lộc mới bền vững.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Các cụ dặn: 4 con vật bay vào nhà, phúc lộc chạm nóc, quý nhân mang tin vui đến, đừng dại đuổi đi
-
Người xưa dặn kĩ: 'Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ', vì sao vậy
-
Nhìn vào số cuối cùng trên dãy số điện thoại: Nếu thấy số này, chúc mừng chủ nhân, bạn cực kỳ may mắn
-
Tại sao khách sạn, nhà nghỉ thường để một chiếc ghế cong 'như cầu trượt', nó để làm gì?
-
Đàn ông đen đủi đủ đường thường có 1 trong 4 điều này: Chỉ 1/4 dù tài ba tới mấy cũng khó thoát nghèo