Lợi ích của việc cho trẻ ăn hải sản
Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khỏe mạnh và giúp trẻ tăng trưởng.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn hải sản?
Hàm lượng chất đạm có trong hải sản thường hay gây dị ứng cho trẻ, nên tốt nhất là cho bé ăn từ tháng thứ bảy trở đi, sau khi đã làm quen được với việc ăn dặm (thông thường là bắt đầu từ tháng thứ 6). Bố mẹ cho bé ăn từng ít một để bé thích nghi dần, ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn. Với những trẻ có cơ địa dị ứng thì lại phải càng thận trọng hơn.
Khi trẻ bắt đầu ăn cá, các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, loại thịt nạc ít xương như cá lóc, cá trắm, cá trê, với các loại cá biển, nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ (nhỏ).
Cũng từ tháng thứ bảy trở đi, các bà mẹ có thể thoải mái cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Cua đồng chứa hàm lượng canxi cao, nên cho trẻ ăn thường xuyên.
Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với trẻ, nên cho trẻ ăn khi đã một tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thịt xay băm nhỏ.
Các loại thủy sản bé có thể ăn
Thủy sản tuy phong phú nhưng không phải loại nào các bé cũng ăn được. Một số loại thủy sản bé có thể ăn như:
Cá đồng: Tuy lượng acid béo không no thấp hơn so với các loại cá biển nhưng chất đạm trong cá đồng dễ hấp thụ và ít gây dị ứng hơn so với cá biển. Chính vì thế, với những bé bắt đầu ăn dặm và làm quen với cá, bố mẹ nên lựa chọn những loại cá nạc ít xương như: cá trắm, cá trê hoặc cá quả.
Tôm: Các loại tôm đồng đều rất giàu đạm và canxi cho bé. Ngay từ tháng thứ 7, bố mẹ đã có thể bổ sung tôm vào thực đơn ăn dặm hằng ngày của con được.
Cua đồng: Rất nhiều bố mẹ không biết bé mấy tháng ăn được cua đồng và lo ngại việc dị ứng nếu cho bé ăn quá sớm. Tuy nhiên, giống với tôm đồng, từ tháng thứ 7, mẹ đã có thể cho bé ăn cua đồng thường xuyên. Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao, tốt cho sự phát triển chiều cao của bé. Các loại thủy sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai…: Nhóm thủy sản này dễ gây dị ứng nên khi bé 1 tuổi, bố mẹ mới có thể cho bé ăn. Những loại thực phẩm này đều rất giàu kẽm, một vi chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ.
Chế biến thủy sản cho bé ăn dặm đúng cách
Thủy sản nếu chế biến không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Nếu nấu chưa chín hẳn, có thể khiến bé nhiễm vi trùng và ký sinh trùng, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường cũng khiến môi trường nuôi thủy sản bị ảnh hưởng. Bố mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi mua nếu không muốn bé bị nhiễm thủy ngân.
Thủy sản như tôm cua cá tuy phong phú nhưng không phải loại nào cũng cho bé ăn được ngay.
Tùy vào độ tuổi và kỹ năng ăn thô của bé mà bố mẹ thay đổi cách chế biến sao cho phù hợp. Nếu bé đang mới ăn dặm, bố mẹ nên xay hoặc nghiền nhỏ cá, tôm và nấu thành bột hoặc cháo. Với cua đồng, bố mẹ có thể giã lọc lấy nước để nấu cho bé ăn kèm cháo và bột. Tôm thì có thể linh hoạt tùy vào kích cỡ của tôm. Đối với tôm to, bố mẹ nên bóc vỏ sau đó xay và băm nhỏ còn nếu tôm nhỏ, bố mẹ có thể giã lọc lấy nước và nấu như bột cua.
Tác giả: Mộc
-
Phan Mạnh Quỳnh hân hoan chúc các em học sinh đi học trở lại nào ngờ sai thông tin
-
Cách làm thịt áp chảo ngũ vị thơm nức mũi, vị ngon đậm đà
-
Cuối tuần tự tay làm món thịt ba chỉ chiên mắm thơm ngon thiết đãi cả nhà
-
Rán đậu đừng vội đổ ngay vào chảo, cứ ngâm trong nước muối 5 phút là đậu giòn tan, ngon ngọt bất ngờ
-
Bơ đang vào mùa, nàng dâu Lâm Đồng "triển" luôn thực đơn cơm bơ lạ miệng, càng ăn càng nghiện