Đánh bạc để đổi đời
Hàng xóm nhà tôi là một người thật thà nhưng kể từ khi bị công ty cho nghỉ việc, anh ta trở lên lầm lì, mất ý chí, cả ngày chỉ ở trong nhà không đi đâu.
Sinh hoạt phí hàng tháng trong đó có cả tiền lãi ngân hàng vay mua nhà, tiền học phí đều do vợ làm kế toán ở một nhà hàng gánh vác.
Mặc dù mọi người đều rất nhiệt tình giúp vị hàng xóm đó tìm việc nhưng anh ta chỉ làm được vài hôm là muốn nghỉ. Về sau, anh ta bắt đầu sa vào cờ bạc. Ban đầu, số tiền bỏ ra đánh bạc còn ít nhưng về sau, thua lại càng thua, đến học phí và sinh học phí của con cũng mang đổ vào trò đỏ đen.
Cũng vì lẽ đó mà tôi thường nghe thấy tiếng vợ chồng họ cãi vã vào những buổi đêm muộn. Về sau, các cuộc cãi vã ngày một nhiều và vượt qua ranh giới của cánh cửa ra ngoài, kinh động cả khu. Thậm chí, anh ta còn mời cả trưởng khu và hàng xóm chúng tôi đến phân giải giúp.
Anh ta phân bua rằng mình cũng vì muốn tốt cho gia đình nên muốn đổi vận xem sao chứ bản thân không phải là người thích cờ bạc. Hơn nữa anh ta đã học được bí quyết thắng bạc, chỉ cần cho anh ta một chút vốn nữa, anh ta sẽ thắng và mang thật nhiều tiền về nhà.
Còn chị vợ chỉ biết khóc ròng, nói nhà có bao nhiêu tiền đều đã tiêu hết sạch. Số tiền ít ỏi còn lại trong nhà là vừa vay mượn được bên nhà ngoại, chồng mà mang đi thì bọn trẻ sẽ phải ăn gì để sống?
Nghe xong câu chuyện, mọi người đều nói anh chồng không đúng rồi khách sáo giải tán. Về sau, nghe nói vì nợ xã hội đen nhiều tiền quá nên anh ta không dám quay trở về nhà.
Con gái đòi bố mẹ chia tài sản
Ở quê tôi có một gia đình giàu có, sinh được ba người con gái. Tình cảm của ba chị em gái rất gắn bó, đi học, về nhà, đọc sách hay đi ngủ, lúc nào cũng có nhau. Lối cư sử ấy trở thành giai thoại trong làng.
Sau khi lớn lên, các cô gái lần lượt đi lấy chồng, hai cô chị vẫn sống cùng nhau, tình cảm vẫn gắn bó thân thiết. Chỉ có cô thứ ba lấy chồng xa, được gả cho một người làm kinh doanh.
Được vài năm, chồng của người em kinh doanh không thuận lợi, nợ nần chồng chất. Một hôm, cô em trở về nhà đề nghị bố mẹ phân chia tài sản cho mình một phần. Người mẹ nghe vậy bị sốc, suýt chút nữa ngã quỵ.
Hai người chị mắng em bất hiếu nhưng cô em làm ầm lên, nói mình không sớm thì muộn cũng sẽ được chia gia sản, bây giờ là lúc khó khăn, cô ta muốn lấy tiền trước có gì là sai?
Trước sự cố chấp của con gái, song thân phụ mẫu cuối cùng cũng đồng ý phân chia toàn bộ gia sản làm 3 phần.
Người con út vẫn chưa bằng lòng, nói phải chia làm 4, mình lấy 2 vì hai chị không phải trả nợ, chồng các chị đều kiếm ra tiền và có của ăn của để, còn chồng mình đang nợ nần, lẽ nào cả nhà thấy chết mà không cứu? Không lo cho cô ta không có chỗ dựa?
Hai người chị nghe xong cảm thấy buồn vô hạn. Họ không quan tâm đến số tài sản kia mà chỉ thất vọng về cô em gái đã trở nên quá thực dụng và không còn biết đến đạo lý.
Thế nhưng vì được bố mẹ nuông chiều, lại khóc lóc và đòi tuyệt thực nếu không được đáp ứng yêu cầu nên cuối cùng, mọi người đành làm theo lời cô ta.
Sau khi cô em út mang số tài sản được chia đi, hai người chị bắt đầu xa lánh em và dần dần đối xử với em như người xa lạ.
Phật giáo cho rằng, vô minh là sự thiếu hiểu biết của con người về bản chất, quy luật hay đạo lý trong cuộc sống. Vô minh là nguồn gốc của đau khổ (dukkha), nguyên nhân dẫn đến tham ái, hận thù của con người.
Lão Tử viết: “Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh. Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”, tức là Đạo của bậc thánh nhân chỉ làm việc chứ không tranh giành. Vì không tranh giành, cho nên thiên hạ không ai tranh giành với mình. Lão Tử viết: Nguyên tắc làm việc của người lãnh đạo là làm mà không tranh đoạt. Chính vì không tranh đoạt cho nên thiên hạ cũng không có ai tới tranh đoạt với mình.
Cũng giống như Lão Tử viết: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo”, là có ý nói: Cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước. Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất.
Người không tranh giành, ngược lại, lại thắng được người khác là bởi vì mỗi việc làm của họ đều là phù hợp với bản tính con người, lợi người chứ không hại người.
Tác giả: Minh Ngọc
-
Muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người, hãy nhìn vào 1 trong 3 biểu hiện này
-
Cánh tay dị tật của cô bé 16 tuổi và bài học quý giá dành cho tất cả mọi người
-
Ung thư gan giai đoạn cuối vẫn sống tới 5 năm, người cha để lại bài học vô cùng quý giá về cuộc sống
-
Sự thật cay đắng về anh hùng Lương Sơn Bạc: 1 số người trở thành anh hùng vì bị "cắm sừng"
-
Cuộc sống vốn không khổ, người ta khổ chỉ vì còn quá nhiều dục vọng