Chính sách cải cách tiền lương được áp dụng từ ngày 1.7.2024 sẽ thay đổi thu nhập của phần đông người lao động. Nhiều ý kiến băn khoăn liệu người có công có được tăng trợ cấp hay không từ thời điểm Cải cách tiền lương này.
Khi thực hiện cải cách tiền lương, trợ cấp của người có công thay đổi ra sao?
Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết số 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó nêu rõ, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024 theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018.
Đồng thời, tại Điều 3 Nghị quyết 104 này cũng nêu rõ, bên cạnh cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức thì còn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Do đó, chính sách cải cách tiền lương từ ngày 1.7.2024 khi được áp dụng cũng sẽ tác động không nhỏ đến trợ cấp ưu đãi người có công.
Tuy nhiên, để xác định có tăng trợ cấp ưu đãi người có công hay không thì phải chờ có hướng dẫn chi tiết cũng như các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 của Chính phủ về mức trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Cách tính trợ cấp người có công với cách mạng
Bởi lẽ, sau khi cải cách tiền lương từ 1.7.2024, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng sẽ được điều chỉnh còn trước đó, tức từ nay đến hết ngày 30.6.2024, cách tính mức trợ cấp vẫn đang áp dụng theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP. Nghị định 55/2023 NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2023. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 55/2023 NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 1/7/2023.
Cụ thể, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng đang áp dụng và tính đến hết 30.6.2024 là 2.055.000 đồng. Nghị định nêu rõ mức chuẩn quy định ở trên làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 55/2023/NĐ-CP.
Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thâm niên thì sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ thì số tháng lẻ được tính tròn số theo nguyên tắc: từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 01 năm, dưới 06 tháng được tính là 06 tháng.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến thì được tính từ ngày 01 tháng 7 của năm đó.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Công chức, viên chức có bị giảm lương khi thực hiện Cải cách tiền lương năm 2024 không?
-
5 khoản phụ cấp tiếp tục được áp dụng đối với công chức, viên chức từ tháng 7/2024
-
Bảng lương công chức 2024 quy định số tiền cụ thể ai hưởng lợi nhiều nhất?
-
Sang 2024: Người nghỉ hưu có được Cải cách tiền lương không?
-
5 khoản thu nhập của công chức sẽ không còn nữa từ Cải cách tiền lương 2024