Đặc điểm của cây sung
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa. Đây là loại cây chủ yếu sống tại vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Đặc biệt, chúng có thể phát triển rất nhanh khi được trồng bên cạnh các ao, hồ, sông, suối.
Cây sung có thân gỗ, có thể đạt đến chiều cao 20-30 mét. Quả sung kết thành chùm lớn, mọc bám trên thân, trên cành to. Chùm quả sung không mang lá. Khi chín, quả sung có màu đỏ nâu, bề mặt phủ lông mịn.
Lá sung có hình mũi giáo, đầu nhọn, cuống hơi tròn hơn. Lá non có lông phủ ở cả hai mặt. Lá già sẽ cứng hơn, phiến lá nguyên hoặc có thể có răng cưa thưa.
Ở nước ta, sung được trồng ở nhiều nơi vì dễ sống, có thể cho bóng mát, phần lá và quả đều ăn được. Quả sung xanh có thể dùng để muối chua, kho cá, kho thịt… Lá sung thường dùng để ăn kèm các món thịt chua, nem nắm, nem thính…
Theo y học cổ truyền, quả sung có tác dụng tăng cường tiêu hoá, giải độc, tiêu thũng, trị đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa, trị viêm ruột, kiết ỵ, đại tiện bí…
Trồng cây sung trước nhà có tốt cho phong thuỷ không?
Cây sung được xếp vào bộ tứ linh gồm cây đa, cây sung, cây sanh, cây si và bộ tam đa gồm sung (tượng trưng cho Phúc), lộc vừng (đại diện cho Lộc), vạn tuế (tượng trưng cho Thọ).
Theo quan niệm phong thuỷ, trồng cây sung mang lại may mắn, gọi tài lộc cho gia đình, gửi gắm ước mong về một cuộc sống ấm no, đủ đầy.
Ngoài ra, quả sung mọc thành chùm, quả đan xen khít lấy nhau còn được coi là biểu tượng của sự gắn kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình, gợi nhắc tới việc mọi người đùm bọc, tương trợ lẫn nhau.
Vì vậy, nhiều người trồng sung trong sân vườn, trước cửa nhà hoặc bày quả sung lên mâm ngũ quả ngày Tết với ước mong về một cuộc sống sung túc, phú quý, con cháu đủ đầy, hạnh phúc viên mãn.
Cây sung có ý nghĩa tốt nên bạn có thể trồng nó trước nhà. Tuy nhiên, do cây có thể phát triển với kích thước lớn nên cần phải chú ý. Nếu diện tích đất của gia đình không quá lớn thì không nên trồng sung. Cây sung phát triển nhanh lại có chiều cao lớn, có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, cản ánh sáng vào nhà. Ngoài ra, cây lớn, lâu năm cũng có thể gây ra vấn đề gãy cành, gãy thân, bật gốc khi gặp gió bão lớn, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi trồng sung trước nhà.
Nếu diện tích nhà không lớn, bạn có thể tham khảo trồng các cây sung bonsai. Những loại cây này có kích thước nhỏ, thường được uốn để tạo các dáng đẹp mắt, thích hợp để trang trí cho căn nhà.
Khi trồng cây sung, nên tránh trồng ở vị trí làm vướng lối đi, ảnh hưởng tới việc ra vào của mọi người và lưu thông năng lượng.
Người tuổi nào hợp trồng sung?
Cây sung phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hoả. Ngoài ra, người tuổi Dần, Thìn, Tỵ và Mùi cũng hợp với việc trồng cây sung.
Những người này trồng sung có thể hưởng năng lượng tích cực của loài cây này mang lại, giúp cân bằng âm dương trong môi trường sống, thu hút may mắn và tài lộc.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
20 ngày tới, 3 tuổi rũ sạch vận xui, làm ăn đại phát
-
Tháng 11 có lộc trời ban, 3 tuổi làm gì cũng thuận lợi, tiền của thu đầy tay
-
Từ 5/10 đến 10/10, 3 tuổi giàu sang thịnh vượng, đỏ cả Tình lẫn Tiền
-
Ông bà dặn: Đừng mang cây dương ra mộ đừng trồng cây âm ở nhà. Cây âm, cây dương là gì?
-
Ý nghĩa phong thủy trồng cây nguyệt quế trước nhà? Người này rất hợp với cây nguyệt quế