Trong cơn bão sức gió giật cấp 10 - 12 nghĩa là gì?

( PHUNUTODAY ) - Thế giới xuất hiện ngày càng nhiều cơn bão cực lớn, cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng cho những nơi chúng đi qua. Vậy bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? trong cơn bão sức gió giật cấp nghĩa là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Vì sao có bão?

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc.

Nước nóng tạo nên tình trạng bốc hơi mạnh, mà sự bốc hơi chính là nhiên liệu của bão. Khối khí rất ẩm này sẽ lên cao đến 15 cây số. Ở đó, khí sẽ trở nên lạnh, cô đặc và khiến những đám mây bão không cố định trở nên lớn hơn.

Khi khí lạnh trở xuống, nó lại hút đầy khí ẩm và nóng. Và nó bị hút với tốc độ rất cao vào bên trong ống khí bay lên cao. Sở dĩ có hiện tượng này vì áp suất ở đây thấp hơn những nơi khác. Điều này giải thích tại sao mây cuộn xung quanh ống khói này.

Do trái đất quay, ở Bắc bán cầu là chiều ngược lại của kim đồng hồ, còn ở Nam bán cầu là cùng chiều với kim đồng hồ, nên bao giờ bão cũng quay theo cùng 1 chiều.

Nước càng nóng, guồng máy nhiệt độ càng lên cao và gió cũng tăng tốc. Lúc này, bão tăng sức mạnh. Sức của nó đôi khi đạt đến mức tương đương 5 quả bom hạt nhân/mỗi giây. Nhưng ngay khi gặp một dòng nước lạnh hơn hoặc gặp đất liền, bão giảm cường độ vì thiếu khí nóng bốc hơi.

Tại sao bão xuất hiện chủ yếu vào mùa Hè và mùa Thu?

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Thang Beaufort - Hiện VN đang sử dụng thang này

Trong cơn bão sức gió giật cấp:

- Cấp 10: (Bão) Sức gió: 89 - 102 km/h - Làm đổ cây cối, cột điện gây thiệt hại nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu thuyền.

- Cấp 11: Sức gió: 103 - 117 km/h - Mưa rất to, gây ngập úng, sạt lở đất có lũ quét và lũ ống ở vùng cao, vùng trũng.

- Cấp 12: Sức gió: 118 - 133 km/h - Gây nguy cơ vỡ đê không kiên cố. Sóng biển cao từ 7 - 9m (Không tính chiều cường)

*Cấp mở rộng 1:

- Cấp 13: Sức gió: 134 - 149 km/h - Sức tàn phá ghê gớm, các nhà mái tôn bị bay nóc, làm sập nhà gỗ tường bao. Lúc này mắt bão đã hiện rõ ràng

- Cấp 14: Sức gió: 150 - 166 km/h - Đẩy lùi các xe ô tô con, cây cổ thụ rễ sâu 3 - 5m bật gốc. Bão biển hãi hùng.

- Cấp 15: Sức gió: 167 - 183 km/h - Nhà cửa hư hại nặng nề. Thời điểm này mắt bão đã quá sắc nét, đường kính gió mạnh trải rộng trên 200km.

- Cấp 16: (Siêu bão - Super) Sức gió: 184 - 201 km/h - Sóng biển ngợp trời, sức phá hoại cực kỳ lớn. Làm chìm tàu có trọng tải lớn. (Ký hiệu Super)

- Cấp 17: Sức gió: 202 - 220 km/h - Bão lên cơn cuồng phong thịnh nộ, nhiều công trình xây dựng hư hại nặng nề. Mưa vũ bão, tầm nhìn hạn chế mức tối đa.

Tác giả:

Tin nên đọc