Trước khi ngủ châm chân với thứ nước này: Chỉ 15' mỗi tối giúp tuần hoàn màu, ngủ ngon, tăng 10 năm tuổi thọ

( PHUNUTODAY ) - Nhiều người thường có thói quen ngâm chân để thư giãn, tốt cho sức khỏe bằng cách loại nước sau đây.

Một số cách ngâm chân phổ biến

Ngâm chân với nước ấm và muối:

Ngâm chân với nước ấm và muối có tác dụng trị các bệnh ngoài da, giảm đau do viêm khớp khử mùi hôi chân, tạo sự hưng phấn cho thần kinh, đem lại cảm giác thoải mái và ngủ ngon.

Nước ngâm chân là nước sạch, đem đun nóng ở nhiệt độ từ 50-60 độ C, sau đó cho vào thau bằng gỗ hoặc bằng sứ rồi ngâm cả hai chân vào.

Ngâm chân với gừng tươi

Gừng là loại thực phẩm, đồng thời cũng là loại thuốc tốt cho sức khỏe trong y học phương Đông. Thế nên sử dụng gừng tươi để ngâm chân không chỉ giúp làn da luôn tươi trẻ mà còn thải độc và điều trị các bệnh như viêm khớp, chân lạnh cóng, hoa mắt chóng mặt,...

Bạn hãy thực hiện theo các bước sau, để có một hỗn hợp ngâm chân với gừng tươi đúng cách và sử dụng hiệu quả:

Bước 1: Đun sôi khoảng 1.5 lít nước, sau đó cho 10 - 15g lát gừng tươi cắt mỏng hoặc giã nát. Bạn đợi khoảng 10 phút sau thì tắt bếp, để nước nguội còn khoảng 40 độ.Bước 2: Đổ hỗn hợp nước và gừng vào chậu, cho 2 chân vào ngâm khoảng 15 phút. Trong khi ngâm bạn kết hợp xoa bóp, massage bàn chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân.

Dùng vỏ bưởi để ngâm chân

Bài thuốc ngâm chân thải độc với vỏ bưởi giúp thận bài tiết tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon. Công thức này còn giúp giảm ngứa, chống viêm, nhanh lành vết thương, chữa đau khớp,...

Bạn thực hiện tuần tự theo các bước như sau:

Bước 1: Đun nước sôi, sau đó cho vỏ bưởi cắt nhỏ vào đun cùng khoảng 10 phút.Bước 2: Đổ nước ra chậu gỗ để nhiệt độ giảm bớt còn khoảng 40 độ là bạn có thể ngâm chân vào. Trong lúc ngâm, bạn nhớ kết hợp với thao tác massage nhẹ nhàng khắp lòng bàn chân và cổ chân để máu huyết có thể lưu thông tốt.

Ngâm chân với lá lốt hoặc lá ngải cứu

Bạn có thể sử dụng lá lốt hoặc lá ngải cứu để ngâm chân, thải độc, bởi đây là hai nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền để chữa trị chứng đau đầu, chóng mặt. Ngâm chân với ngải cứu và lá lốt còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như phế quản, phổi, ho,...

Bạn thực hiện theo các bước sau để ngâm chân đẹp da và thải độc tốt:

Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị khoảng 20 - 30g lá lốt hay lá ngải cứu tươi và cho vào 1.5 lít nước.

Bước 2: Bạn đun sôi nước, sau đó đổ nước ra một cái chậu ngâm chân và cho lá ngải cứu hay lá lốt vào.

Bước 3: Nếu bạn muốn ngâm chân ngay lập tức thì pha với một ít nước nguội, sao cho nhiệt độ nước ngâm chân ở mức khoảng 40 độ C.

Ngâm chân với quế

Ngoài tác dụng khử mùi hôi ở chân, việc sử dụng quế để ngâm chân có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả cao. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần dùng 50g quế khô, giã nát, sau đó đun nước sôi và cho lượng quế vừa giã vào. Sau đó tắt bếp, đợi nước giảm nhiệt độ rồi cho chân vào ngâm.

Ngâm chân với các loại tinh dầu

Bên cạnh sử dụng vỏ bưởi, gừng, ngải cứu, muối,... thì bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu có mùi hương dễ chịu hay những loại tinh dầu có công dụng điều trị các loại bệnh. Mùi hương của tinh dầu mang đến bạn cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Cách thực hiện ngâm chân với các loại tinh dầu:

Bước 1: Bạn đun sôi khoảng 1.5 lít nước và để cho nước nguội lại ở nhiệt độ khoảng 40 độ C.Bước 2: Sau đó, bạn đổ nước vào bồn ngâm chân, nhỏ vào 2 - 3 giọt tinh dầu và khuấy điều. Tiếp theo, bạn cho chân vào ngâm kết hợp với xoa bóp khắp bàn chân để máu huyết được lưu thông tốt.

Ngâm chân với nước hoa hồng

Ngâm chân với nước hoa hồng giúp trị chứng đau mỏi lưng.

Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó cho thêm 1 muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm.

Ngâm chân với sả, muối và nước ấm

Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, trị cảm cúm.

Bạn cần chuẩn bị 5 nhánh sả tươi, rửa sạch, đập dập. Cho vào nồi nước sôi đun nóng, sau đó cho thêm 20 gram muối hạt, đun khoảng 5 phút. Để nước giảm nhiệt độ, sau đó cho chân vào ngâm.

Tác dụng của của việc ngâm chân thường xuyên

Thư giãn, cải thiện trí não: Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi, ngâm chân giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Đồng thời, nó còn tốt cho hệ thần kinh, trị các chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Tăng cường thể chất: Ngâm chân giúp cơ thể khỏe khoắn, tăng tuần hoàn máu khắp cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra hiệu quả.

Giúp cải thiện làn da: Đặc biệt đối với chị em phụ nữ, ngâm chân sẽ giúp làn da sẽ tươi sáng, rạng rỡ và tràn đầy sức sống. Đồng thời, ngâm chân còn cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh hay chu trình kinh nguyệt không đều.

Giúp ngủ ngon hơn: Ngâm chân mang đến bạn giấc ngủ sâu và ngon, đặc biệt là đối với những người thường khó ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.

Giảm hôi chân: Ngâm chân hỗ trợ điều trị các bệnh về phong thấp, hạn chế ra mồ hôi ở chân và cải thiện các bệnh về da chân.

Giảm đau khớp: Khi bạn cảm thấy đau nhức ở bàn chân, cẳng chân thì nên ngâm bàn chân, cẳng chân vào nước muối ấm. Vì trong muối chứa magie giúp thư giãn cơ bắp kết hợp với nước ấm có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm sưng khi bị viêm khớp hiệu quả.

Trị cảm lạnh: Ngâm chân bằng nước muối thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu giúp loại bỏ chứng nghẹt mũi, lạnh chân, đồng thời làm dịu toàn bộ cơ thể bạn, từ đó giúp bạn điều trị bệnh cảm lạnh.

Bổ thận, chống lão hoá: Khi ngâm chân, nước nóng sẽ kích thích lưu lượng máu đi khắp cơ thể giúp cải thiện lưu lượng máu của thận và làm cho một số chất chuyển hóa được bài tiết nhanh chóng. Ngâm chân không chỉ làm bổ thận mà còn chống lão hóa.

Những điều cần lưu ý khi ngâm chân

Nên vệ sinh sạch đôi chân bằng nước lạnh trước khi ngâm. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng.

Mực nước ngâm chân chỉ nên từ 10-15 cm.

Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng thau nhựa.

Ngâm ở nhiệt độ vừa đủ, tốt nhất là từ 50 - 60 độ C. Việc ngâm nước quá nóng có thể khiến bạn bị bỏng, ảnh hưởng đến cách mạch máu và quá trình lưu thông máu sẽ bị gián đoạn.

Thời gian ngâm chân từ 15-20 phút là thích hợp. Ngâm chân quá lâu sẽ gây tổn hại cho tim và não dẫn đến tuần hoàn máu không đều. Đồng thời, ngâm quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nước ăn chân, lở loét.

Những người mắc bệnh nấm da chân và các bệnh ngoài da khác phải thận trọng trong ngâm chân, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ngâm chân để hạn chế xảy ra các tai nạn ngoài mong muốn. Các trường hợp bệnh nặng như xuất huyết, suy chức năng thận, suy tim, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch, người mắc bệnh tiểu đường …. Đều không thích hợp để ngâm chân.

Ngoài ra, trẻ em đang độ tuổi phát triển không nên ngâm chân vì việc ngâm chân sẽ làm cho dây chằng trở nên lỏng lẻo , không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển ở chân, thậm chí nặng hơn sẽ làm biến chứng cột sống.

Điều lưu ý cuối cùng là bạn nên ngâm chân thường xuyên để cảm nhận được hiệu quả mà nó mang lại.

Hãy tập thói quen ngâm chân mỗi ngày sẽ giúp bạn có đôi chân khoẻ, ngủ ngon và rất tốt cho sức khoẻ, áp dụng ngay nhé.

Tác giả: Vũ Ngọc