Cùng với thời điểm cải cách tiền lương, từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng của lao động khu vực doanh nghiệp cũng được điều chỉnh tăng. Đặc biệt, ở những địa phương sau, lương tối thiểu vùng sẽ được tăng cao nhất, lên đến 21%.
Một số địa phương tăng lương tối thiểu vùng lên đến 21%
Bộ Nội vụ trả lời công văn số 1167/BLĐTBXH-QHLĐTL ngày 22/3/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bằng văn bản số 1943/BNV-TL ngày 10/4/2024. Trong đó có một số điểm chính sau:
- Thống nhất sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thực hiện từ ngày 1/7/2024;
- Đồng thời, đề nghị rà soát việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.
Như vậy, mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dự kiến được điều chỉnh tăng như sau:
- Vùng I tăng thêm 280.000 đồng;
- Vùng II tăng thêm 250.000 đồng;
- Vùng III tăng thêm 220.000 đồng;
- Vùng IV tăng thêm 200.000 đồng.
Ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng, Dự thảo Nghị định cũng có đề cập điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Trong Dự thảo Nghị định đã điều chỉnh một số vùng ở mức hưởng lương tối thiểu vùng thấp lên mức hưởng lương tối thiểu vùng cao hơn cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Vì thế, những người lao động hiện đang làm việc tại các vùng II, III, IV thuộc các địa phương trong danh sách được điều chỉnh lên vùng cao hơn sẽ được tăng lương lần thứ hai. Cụ thể:
+ Tăng thêm 800.000 đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 19,23% ở tại các địa phương điều chỉnh từ vùng II lên vùng I, như: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
+ Tăng thêm 770.000 đồng/tháng, tương ứng mức tăng 21,15% với những lao động tại những địa phương chuyển từ vùng III lên vùng II gồm: Thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình); Thành phố Thanh Hóa, Thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); Thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); Thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng).
+ Tăng thêm 610.000 đồng, tương ứng mức tăng 18,77% với những lao động tại những địa phương được điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III như:
- Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình;
- Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.
Một số lợi ích khi tăng lương tối thiểu vùng
+ Tăng tiền lương tháng: Lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Do đó, khi tăng lương tối thiểu vùng, người lao động nào đang được trả thấp hơn hoặc bằng mức quy định chắc chắn sẽ được tăng lương.
+ Tăng mức đóng BHXH, BHTN và BHYT
Khi tăng mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc, quyền lợi của người lao động sẽ được hưởng nhiều hơn.
+ Tăng tiền lương khi ngừng việc hay khi bị điều chuyển công việc
+ Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp khi người lao động bị thất nghiệp bởi mức hưởng tối đai khi bị thấp nghiệp bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng.
Tác giả: Vũ Thêm
-
3 con giáp bứt phá sau Lập Hạ: Thăng chức, tăng lương chỉ là chuyện sớm muộn
-
Từ 1/7/2024: 5 trường hợp này được tăng lương lên 30%: Ai nằm trong số này thật đáng chúc mừng
-
Tin vui, 2025 sẽ tiếp tục tăng lương cho công chức, viên chức
-
Từ 1/7 tới đây, sẽ tăng tiền lương lên mức hơn 9,9 triệu? Công chức, viên chức cần nắm rõ
-
Tin vui từ 01/07 tới, 3 loại tiền lương đồng loạt tăng cao khi cải cách tiền lương