Theo Nghị quyết 27 năm 2018 (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp), mục tiêu đề ra về lộ trình cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức như sau:
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Do tác động của nhiều yếu tố bất lợi, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên Hội nghị Trung ương 13 khóa XII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã chỉ đạo lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới vào thời điểm phù hợp.
Vì vậy, trong năm 2021, 2022, dự toán ngân sách nhà nước chưa bố trí kinh phí để tăng lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) và lực lượng vũ trang.
Mức lương cơ sở áp dụng với công chức, viên chức năm 2022 là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 1.7.2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức lương cơ sở 2022 với công chức, viên chức là 1.490.000 đồng/tháng.
Ban đầu, chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức dự kiến thực hiện từ năm 2021 (theo Nghị quyết 27-NQ/TW).
Sau đó, Quốc hội đã lùi thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1.7.2021 sang ngày 1.7.2022. Tuy nhiên, dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến việc thực hiện cải cách tiền lương, dẫn đến việc lùi cải cách tiền lương với cán bộ công chức, viên chức.
Cụ thể, tại Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022:
Điều 3. Về thực hiện chính sách tiền lương
1, Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
2, Tiếp tục thực hiện quy định về tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để tích lũy nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm phù hợp. …
Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 1.7.2022, Quốc hội đã quyết định lùi thực hiện chế độ tiền lương mới với công chức, viên chức. Đồng thời, yêu cầu tạo nguồn cải cách chính sách tiền lương để thực hiện chế độ tiền lương mới vào thời điểm thích hợp.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cách tra cứu điểm chuẩn Đại học nhanh và chính xác nhất
-
Năm 2023 thu nhập công chức gồm những khoản nào?
-
"Nợ như chúa chổm" cũng sẽ trả hết một cách nhẹ nhàng: Chỉ cần thực hiện theo 6 bước đơn giản này
-
2 loại giấy tờ nhất định phải lấy khi nghỉ việc, ai không biết chỉ có thiệt
-
Tuyển sinh đại học: Điểm chuẩn dự kiến của các ngành hot sau 3 lần lọc ảo?