"Nợ như chúa chổm" cũng sẽ trả hết một cách nhẹ nhàng: Chỉ cần thực hiện theo 6 bước đơn giản này

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn không tìm được cách thoát ra khỏi được cảnh nợ nần sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Dưới đây chính là gợi ý giúp bạn từng bước thanh toán nợ nần.

 Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta không tránh được việc phải vay tiền và rơi vào tình trạng nợ nần. Nếu bạn không tìm được cách thoát ra khỏi được cảnh nợ nần sẽ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, căng thẳng kéo dài. Một số gợi ý đưa ra giúp bạn từng bước thanh toán nợ nần.

Bước 1: Hiểu rõ lý do nợ nần

no-nhu-chua-chom-cung-tra-het-mot-cach-nhe-nhang-chi0bang-6-buoc-don-gian-nay_3

Giống như tất cả mọi vấn đề khác, việc tìm ra nguyên nhân chính là chìa khoá để bạn giải quyết được tận gốc vấn đề. Tuy nhiên, đây lại là điều không mấy ai làm mà chỉ tập trung vào việc thanh toán nợ nần sẽ dẫn tới tình trạng lặp lại cảnh nợ nần trong tương lai.

Nếu nợ do các khoản cho vay để mua nhà/mua xe hoặc kinh doanh thì những khoản nợ này vốn dĩ không xấu bởi nó sẽ sinh lời trong tương lai. Thế nhưng chúng có thể tạo ra sự căng thẳng về tài chính khi bạn không thể thanh toán các khoản khi cần thiết hoặc tiêu tốn quá nhiều tiền trong khoản thu nhập do chưa lên kế hoạch kĩ càng. Do đó bạn phải cân đối tài chính, vạch ra kế hoạch cụ thể trong trường hợp này.

Nếu nợ do chi tiêu quá tay như vay dưới dạng nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao để trả cho món đồ mình mong muốn sở hữu. Tuy nhiên, số tiền bạn phải trả cho những gì đã mua cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Điều đó đi đôi với việc có thể làm giảm thu nhập và đòi hỏi bạn phải gánh thêm nhiều khoản nợ.

Nếu nợ do hoàn cảnh không may bị ốm đau hoặc chấn thương bất ngờ; thậm chí bỗng dưng thất nghiệp hoặc kinh doanh gặp chút không may, bạn cũng có thể phải nợ chồng chất. Khoản nợ này vạn bất đắc dĩ nhưng thường khiến nhiều người cảm thấy bế tắc hơn không chỉ vì đang gặp chuyện không may, mà còn vì những khoản nợ này thường đi kèm với lãi suất cao.

Bước 2: Kiểm soát chi tiêu một cách chặt chẽ

no-nhu-chua-chom-cung-tra-het-mot-cach-nhe-nhang-chi0bang-6-buoc-don-gian-nay_4

Sau khi xác định được nguyên nhân khoản nợ, bước tiếp theo các bạn cần kiểm soát chi tiêu. Để tập trung cho việc trả nợ, bạn nên lên kế hoạch chi tiêu cho gia đình trong khoảng thời gian sắp tới. Tất cả các chi phí không cần thiết nên cắt giảm, thậm chí loại bỏ hoàn toàn để tiết kiệm tiền trả nợ. Các hoạt động vui chơi, giải trí cũng tạm thời cắt giảm để tập trung cho việc trả nợ. Thói quen chi tiêu, mua sắm các đồ đắt tiền cũng nên được thay đổi. Hãy tạm thời chuyển sang dùng các đồ bình dân nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để dành cho việc trả nợ.

Bước 3: Lập kế hoạch trả nợ

no-nhu-chua-chom-cung-tra-het-mot-cach-nhe-nhang-chi0bang-6-buoc-don-gian-nay_5

Cùng với kiểm soát chi tiêu, bạn xem có thể tăng thêm thu nhập bằng công việc chính hoặc có thể làm thêm một số công việc trong khả năng, năng lực của mình. Ngoài công việc chính, hãy nhận thêm việc để làm vào những lúc rảnh. Hiện nay, có rất nhiều công việc có

thể làm online mà không phải trực tiếp đến văn phòng. Bạn nên tham gia các nhóm tuyển dụng, thường xuyên tham khảo thông tin trên các kênh tuyển dụng, nhờ bạn bè, người thân giới thiệu… để tìm thêm công việc liên quan đến lĩnh vực hiểu biết của mình. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thực tế, cũng chưa tìm được việc làm online tại nhà thì có thể tạm thời nghĩ đến phương án làm nhân viên giao hàng vào buổi tối, chạy xe công nghệ…

Đồng thời, bạn thanh toán đúng hạn hàng tháng để không phải trả thêm phí và lãi suất. Đây chính là chìa khóa quan trọng nhất giúp bạn xác định được thời gian để xóa nợ hoàn toàn là bao nhiêu. Hãy lập kế hoạch và sử dụng các chiến lược quản lý nợ bổ sung để giảm các khoản thanh toán hàng tháng hoặc hợp nhất nợ của mình thành một vài khoản lớn. Cố gắng đừng để các khoản nợ bị lắt nhắt, trải dài cả tháng, như vậy bạn rất khó để kiểm soát, làm tổn hại đến cảm xúc và sức khỏe của bạn.

Bước 4: Duy trì động lực trả nợ để xóa bỏ nợ nần hoàn toàn

no-nhu-chua-chom-cung-tra-het-mot-cach-nhe-nhang-chi0bang-6-buoc-don-gian-nay_6

Trả nợ cần nhiều nỗ lực và đây là hành trình gian nan, đầy khó khăn nên lúc nào cũng động viên, cổ vũ chính mình. Đừng quên chăm lo cho sức khỏe của bản thân để có đủ trí lực và sức lực để làm việc, kiếm tiền và trả nợ. Hãy giữ cho mình một tinh thần lạc quan, một sức khỏe tốt để vượt qua được khoảng thời gian khó khăn sắp tới. Hạn chế suy nghĩ tiêu cực dẫn đến các hành động bộc phát như bỏ trốn, tự tử… Vì dù bạn có bỏ trốn thành công hay không còn nữa thì người gánh chịu các khoản nợ của bạn là bố, mẹ, vợ, con của bạn.

Bước 5: Tránh mở thêm thẻ tín dụng hoặc vay mới

no-nhu-chua-chom-cung-tra-het-mot-cach-nhe-nhang-chi0bang-6-buoc-don-gian-nay_7

Nhất quyết không vay thêm nợ, không được mở thẻ tín dụng mới, tạo thêm khoản vay mới bằng bất kì hình thức nào. Thời gian đầu khi trả nợ, bạn có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc thắt chặt chi tiêu, nhưng hãy nhớ tuyệt đối đừng động tới thẻ tín dụng, kể cả trong những trường hợp khẩn cấp. Bởi vì đúng là thẻ tín dụng giúp bạn giải quyết được 1 số vấn đề liên quan tới chi tiêu ở thời điểm đó nhưng đến hạn thanh toán thì bạn sẽ còn đau đầu hơn nhiều.

Bước 6: Thiết lập quỹ dự phòng

no-nhu-chua-chom-cung-tra-het-mot-cach-nhe-nhang-chi0bang-6-buoc-don-gian-nay_8

Sau khi trả hết nợ hoặc những tháng cuối cùng để có thể tất toán khoản nợ này, bạn nên bắt đầu tính đến việc xây dựng quỹ dự phòng cho mình. Đây chính là bước quan trọng để giảm thiểu khả năng mắc nợ một lần nữa trong tương lai. Chính quỹ dự phòng này cũng giúp bạn linh hoạt và tự tin hơn trong việc xử lý các khoản chi bất ngờ.

Theo:  xevathethao.vn copy link