Dưới đây là một số những thông tin về việc thi lại Giấy phép lái xe mà người dân nên nắm chắc.
Những trường hợp phải sát hạch lại
Theo quy định tại Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải, những trường hợp sau, người có giấy phép lái xe (GPLX) phải thi lại (sát hạch) khi muốn được cấp lại.
Người có GPLX nhưng quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại GPLX.
Nếu quá hạn từ 1 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại GPLX.
Còn trường hợp người có GPLX bị mất, nhưng quá thời hạn sử dụng từ 3 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung: Quá hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết và quá hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Nếu GPLX xe bị mất nhưng còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 3 tháng sẽ được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ đối với người dự sát hạch lại:
- a) Đơn đề nghị, cấp lại GPLX (theo mẫu qui định).
- b) Bản sao chụp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
- c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
- d) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị mất (đối với trường hợp mất GPLX và còn hồ sơ gốc).
- e) Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX bị tước quyền sử dụng (đối với trường hợp bị tước GPLX và có hồ sơ gốc).
- g) Quyết định tước quyền sử dụng GPLX (đối với trường hợp bị tước GPLX).
- h) Giấy chứng nhận hoàn thành môn học Luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe của cơ sở đào tạo lái xe có đủ điền kiện (đối với trường hợp bị tước GPLX).
Với những trường hợp được cấp lại GPLX, hồ sơ gồm:
- a) Đơn đề nghị cấp lại GPLX theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
- b) Hồ sơ gốc phù hợp với GPLX (nếu có).
- c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại GPLX không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
- d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại GPLX tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 1 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Sau thời gian 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại GPLX.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Từ 10/2023: 5 trường hợp không được cấp đăng ký xe, dù gửi hồ sơ đi cũng bị trả về, tốn công vô ích
-
Nghe điện thoại thấy 3 dấu hiệu này phải cúp máy ngay lập tức, đặc biệt số 1 dễ mất tiền tỷ
-
Đi xe máy mấy giờ tối phải bật đèn để không bị CSGT phạt?
-
4 cách đơn giản biết ngay số điện thoại lạ vừa gọi đến là lừa đảo hay tiếp thị: Nắm lấy khi cần
-
8 dấu hiệu rõ ràng cảnh báo cuộc gọi lừa đảo: Tắt máy ngay kẻo mất sạch tiền