Căn cước công dân là gì?
Căn cước công dân là loại giấy tờ tùy thân như CCCD gắn chip, CMND đều là những giấy tờ tùy thân được Bộ Công an cấp cho công dân Việt Nam. Trên đó có ghi nhưng thông tin liên quan tới người dân đó. Theo quy định từ 1/7/2024 căn cước công dân gắn chíp sẽ đổi tên thành Căn cước và có nhiều thông tin được thay đổi. Như vậy, người dân đang sử dụng CCCD gắn chip có bắt buộc phải đi đổi thành căn cước không? Nếu như người dân không đi đổi có bị phạt tiền, để biết thêm chi tiết mời tham khảo bài viết dưới đây:
Những người phải đổi thẻ căn cước công dân trong năm 2024
Tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân như sau: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Chính vì vậy, trong năm 2024, người sinh năm 1999, 1984 và 1964 bắt buộc phải đổi thẻ căn cước công dân mới để không bị phạt.
Nếu căn cước công dân được cấp trong vòng 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Trong trường hợp công dân đi làm căn cước công dân khi đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Tức là công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ thêm lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…
Mức phạt khi không đổi căn cước công dân hết hạn
Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi căn cước công dân khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Lệ phí cấp, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip
Theo Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC, mức phí cấp thẻ căn cước công dân gắn chip được quy định như sau:
Đổi thẻ căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ.
Theo Thông tư 59/2019/TT-BTC, đổi thẻ căn cước công dân gắn chip khi có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip do lỗi của cơ quan quản lý căn cước công dân thì người dân không phải nộp lệ phí. Nếu sai sót do lỗi của người dân thì lệ phí đổi thẻ căn cước công dân gắn chip theo quy định là 50.000 đồng/thẻ.
Cấp lại thẻ căn cước công dân khi bị mất thẻ căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ.
Lưu ý khi sử dụng căn cước công dân gắn chip
Theo quy định thì với tất cả những người dân có CCCD gắn chip đang còn hạn sử dụng, không bị hư hỏng không có sai sót trong thông tin in trên căn cước, thì không cần phải bắt buộc đi đổi sang Căn cước mới - Trừ khi có nhu cầu mong muốn đổi. Đồng thời, thông tin người dân không đi đổi Căn cước công dân gắn chip sang Căn cước sẽ bị phạt tiền lên tới 3-4 triệu đồng là sai sự thật.
Tác giả: Min Min
-
Từ nay ra đường không mang theo Căn cước, Căn cước công dân sẽ bị phạt tiền, đúng không?
-
2 mốc thời gian tăng tiền lương cán bộ công chức sắp tới là khi nào?
-
Khi nào người dân bắt buộc phải dùng Căn cước, không được dùng Căn cước công dân?
-
Từ 01/01/2025, vượt đèn đỏ có thể bị phạt 8 triệu đồng, ai cũng cần biết
-
Trước 31/12/2024: Người dân làm ngay 1 việc, khỏi lo bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại