Xe không chính chủ là gì?
Xe không chính chủ là thuật ngữ quen thuộc để chỉ việc mua bán, chuyển nhượng, cho, tặng... nhưng không làm thủ tục đăng ký đổi chủ sở hữu. Thế nên trên thực tế xe đã được đổi chủ sở hữu sang người khác nhưng hồ sơ giấy tờ xe lại vẫn mang tên của chủ trước đó.
Quy định xử phạt xe máy không chính chủ như thế nào?
Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông.
Khoản 3 Điều 32 Nghị định này quy định:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định;
b) Không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
c) Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Và trong Nghị định 168 cũng nêu các trường hợp bị tịch thu xe như:
- Điều khiển xe chạy bằng 1 bánh với xe 2 bánh, chạy bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh
- Buông cả 2 tay khi điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi về 1 bên khi điều khiển xe
- Nằm trên yên khi điều khiển xe, thay người điểu khiển khi xe đang chạy
- Quay người về phía sau khi điều khiển xe, bịt mắt điều khiển xe
- Điều khiển xe tham gia giao thông mà xe được lắp ráp trái quy định
-Tổ chức đua xe
- Không có chứng nhận đăng ký xe mà không chứng minh được nguồn gốc
- Tái phạm lạng lách đánh võng
Như vậy nếu người dân mua bán sang nhượng cho tặng mà không sang tên chính chủ thì sẽ bị phạt hành chính không phải bị tịch thu xe. Trong trường hợp người mua bán sang nhượng nhưng không có giấy tờ xe, không chứng minh được nguồn gốc không có giấy tờ mua bán thì có thể bị tịch thu xe. Đi xe ra đường không chính chủ xe của mình và không có giấy tờ đăng ký xe, lại không chứng minh được nguồn gốc có thể bị tịch thu.
Nếu dùng xe đi mượn có bị xử phạt không?
Trong nhiều trường hợp bạn bè người thân vợ chồng mượn xe của nhau thì đây không gọi là xe không chính chủ. Trường hợp này nếu người lái xe đi mượn mà không vi phạm và mang đủ giấy tờ (đăng ký xe, bảo hiểm bắt buộc, kiểm định khí thải...) thì sẽ không bị xử phạt. Thông thường lỗi xe không chính chủ được phát hiện và xử phạt khi có những tai nạn xảy ra, co quan điều tra phát hiện việc mua bán sang nhượng không đổi chủ.
Tác giả: An Nhiên
-
Tính từ 15/1/2025: Có 32 trường hợp bị thu hồi nhà đất, người dân biết kẻo mất tiền oan
-
Nhiều người thắc mắc hỏi: Nhận thưởng Tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
-
Nghỉ hưu trước tuổi do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
-
Loài gà vừa đẹp vừa điệu đà, chỉ có ở Việt Nam, không thể ăn thịt, giá trị lại cực cao
-
Từ 1/2025: Người dân dùng thẻ BHYT phạm lỗi này, bị xử phạt tới 5 triệu đồng, ai cũng nên biết kẻo thiệt thòi