Cà phê (gốc từ “café” trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein được sử dụng rộng rãi và được sản xuất từ những hạt cà phê được rang lên. Cà phê thật sẽ có vị đắng không gắt, không đọng lại lâu vị đắng trong miệng và chỉ cần uống nước trà hay nước lọc tráng miệng là hết ngay.
Từ lâu, cà phê đã trở thành một thức uống rất đặc biệt, rất quyến rũ, rất đáng yêu, và cũng rất dễ “gây nghiện”. Một ly cà phê thật có tác dụng tổng hợp của nhiều loại thức uống phổ biến khác: giống rượu (vì gây kích thích), giống sữa (vì mang năng lượng), giống trà (vì mang lại sự tỉnh táo). Do vậy, không khó hiểu khi cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông.
Khó chịu trong dạ dày
Uống cà phê thời điểm sáng sớm khi chưa ăn gì sẽ kích hoạt hệ thần kinh, làm ảnh hưởng tới ruột kết, khó chịu cho dạ dày và gây tiêu chảy.
Mất khoáng chất
Uống cà phê thường xuyên sau khi ngủ dậy khiến cơ thể mất đi nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết. Thói quen này làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ sắt, magie và vitamin B. Quá nhiều caffeine cũng làm mất đi lượng canxi có trong xương của bạn.
Tăng cân
Mặc dù cà phê đen giúp đốt cháy chất béo, nhưng sử dụng sai thời điểm sẽ gây đảo lộn giấc ngủ của bạn. Khi ngủ không đủ giấc, bạn sẽ thấy đói và thèm ăn nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tăng cân.
Tăng lượng đường trong máu
Theo các chuyên gia, một cốc cà phê vào buổi sáng khi chưa dùng bữa sẽ khiến các tế bào trong cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tăng cân và nguy cơ bị nhiễm trùng da.
Giảm tập trung
Nhiều người có thói quen uống một vài cốc cà phê ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên điều này lại có thể làm giảm tác dụng tăng năng lượng của cà phê.
Nguyên nhân là bởi ngay sau khi thức dậy, nồng độ hormone cortisol trong cơ thể sẽ đạt mức cao nhất. Hormone cortisol có thể giúp tăng cường sự tỉnh táo, tập trung, đồng thời chúng cũng tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất, phản ứng miễn dịch và điều hòa huyết áp.
Nồng độ hormone cortisol có thể thay đổi theo chu kỳ thức - ngủ của bạn. Theo đó, chúng sẽ đạt mức cao nhất trong vòng 30 - 45 phút sau khi thức dậy và giảm dần trong ngày.
Do đó, thời điểm uống cà phê tốt nhất là khoảng giữa buổi sáng tới gần trưa, khi nồng độ cortisol trong cơ thể giảm dần.
Tác giả: Vũ Ngọc