Đậu bắp, còn được gọi là mướp tây, bông vàng hoặc bắp chà, có nguồn gốc từ Tây Phi và được trồng rộng rãi ở các khu vực có khí hậu ôn đới và nhiệt đới nhờ khả năng chịu nhiệt và khô hạn tốt. Tại Việt Nam, đậu bắp phổ biến ở các tỉnh miền Nam, nơi khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sự phát triển của nó.
Cách làm nước đậu bắp rất đơn giản:
Rửa sạch 4-5 quả đậu bắp tươi.
Cắt nhỏ và ngâm qua đêm trong nước.
Sáng hôm sau, lọc lấy nước và sử dụng khi bụng đói.
Lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe:
Giảm cân và làm đẹp da: Đậu bắp giàu pectin và chất chống oxy hóa, giúp tăng độ đàn hồi của da, hỗ trợ thải độc và làm sáng mịn da. Chất xơ trong đậu bắp giúp no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Bổ trợ xương khớp: Đậu bắp chứa chất nhầy tự nhiên giúp bôi trơn khớp, cùng với vitamin K và folate giúp duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương.
Tốt cho hô hấp: Nhờ hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể giúp làm dịu các vấn đề về hô hấp như hen suyễn.
Cải thiện tiêu hóa: Đậu bắp chứa các polisaccarit, giúp tăng cường vi sinh vật có lợi trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Kiểm soát đường huyết: Đậu bắp chứa chất xơ hòa tan, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường trong ruột, từ đó hỗ trợ ổn định đường huyết, đặc biệt ở người mắc đái tháo đường.
Lưu ý khi sử dụng đậu bắp:
Những người có hệ tiêu hóa kém, người bị sỏi thận hoặc đang điều trị thận cần tránh tiêu thụ quá nhiều đậu bắp do hàm lượng axit oxalic cao và tính hàn của loại rau này.
Với nhiều lợi ích sức khỏe, đậu bắp là thực phẩm lý tưởng trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng cần lưu ý sử dụng đúng cách để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
4 tác hại của việc ăn mì ăn liền thường xuyên
-
5 loại thịt thèm đến mấy cũng không được ăn, số 3 càng ăn càng 'đón bệnh' vào người
-
3 loại rau mọc dại cực kỳ tốt cho sức khỏe: Sánh ngang nhân sâm tổ yến, nhiều người không biết để ăn
-
Đều đặn uống nước vỏ chanh, cơ thể nhận được 5 lợi ích tuyệt vời này
-
Bôi giọt dầu gió vào rốn trước khi ngủ, bạn sẽ nhận được lợi lớn