Uống nước dừa có chống trào ngược dạ dày không? Chuyên gia giải đáp chi tiết

( PHUNUTODAY ) - Việc uống từ 1 đến 2 cốc nước dừa, chia đều mỗi 4–6 giờ, có thể hỗ trợ làm giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày một cách tự nhiên và hiệu quả.

Vì sao nước dừa tốt cho người bệnh dạ dày?

Nước dừa là thức uống tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc bệnh dạ dày. Trong nước dừa chứa acid lauric, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành monolaurin, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, các enzyme trong nước dừa như catalase và dehydrogenase cũng hỗ trợ kích thích dạ dày tiết chất nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi viêm loét. Hơn nữa, nước dừa có tính kiềm, giúp trung hòa một phần acid dịch vị trong dạ dày, từ đó giảm bớt tình trạng viêm loét hiệu quả.

Nước dừa là thức uống tự nhiên có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc bệnh dạ dày.

Lưu ý khi dùng nước dừa chữa bệnh dạ dàyMặc dù nước dừa có nhiều lợi ích, nhưng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh tác dụng phụ, bạn cần lưu ý:

Dùng nước dừa với lượng vừa phải, tránh uống quá nhiều vì có thể gây đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn, tránh uống vào buổi tối vì có thể gây chướng bụng.

Lựa chọn nước dừa nguyên chất, không chứa chất bảo quản và tránh uống nước dừa để qua đêm.

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ chữa trị bệnh dạ dày.

Chỉ áp dụng phương pháp này với các trường hợp nhẹ, và nếu có vấn đề nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách sử dụng quả dừa để trị bệnh dạ dày hiệu quả

1. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa chứa acid lauric, một thành phần có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tại dạ dày và giúp khử vi khuẩn gây viêm dạ dày. Đây là phương pháp tự nhiên giúp cải thiện sức khỏe dạ dày hiệu quả.

Cách làm dầu dừa:

Lấy cùi dừa già, ép hoặc chế biến để lấy dầu dừa nguyên chất.

Dầu dừa có thể dùng trực tiếp hoặc pha vào các thức uống để hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày.

Lựa chọn nước dừa nguyên chất, không chứa chất bảo quản và tránh uống nước dừa để qua đêm.

2. Kết hợp dừa và nghệ trị bệnh dạ dày

Người ta thường kết hợp dừa và nghệ tươi để chữa bệnh dạ dày nhờ vào đặc tính chống viêm của nghệ. Nghệ giúp giảm tình trạng viêm loét dạ dày và hỗ trợ làm lành vết thương trong niêm mạc dạ dày.

Chuẩn bị nguyên liệu:

3 quả dừa xiêm

3–5 củ nghệ tươi

Cách thực hiện:

Cắt nghệ thành lát mỏng, ép nước hoặc sắc lấy nước cốt nghệ.

Trộn nước cốt nghệ với nước dừa để uống. Lưu ý uống vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn để hiệu quả điều trị tốt nhất.

3. Dầu dừa và trà hoa cúc

Trà hoa cúc không chỉ giúp thư giãn mà còn hỗ trợ làm dịu niêm mạc dạ dày. Kết hợp với dầu dừa sẽ tăng cường khả năng làm dịu cơn đau và viêm loét dạ dày.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Dầu dừa (theo cách làm ở trên)

Trà hoa cúc

Cách thực hiện:

Pha khoảng 2ml dầu dừa với 20ml trà hoa cúc.

Uống trà hoa cúc với dầu dừa mỗi ngày để hỗ trợ làm dịu dạ dày và giảm viêm.

Lưu ý khi dùng quả dừa trị bệnh dạ dàyCác chuyên gia khuyến cáo rằng những người có dạ dày yếu cần chú ý chăm sóc cẩn thận. Hãy bỏ thuốc lá, rượu bia, tránh ăn thực phẩm chiên rán khó tiêu, mặn hoặc đồ ăn để lâu. Nếu cảm thấy khó chịu ở dạ dày kéo dài hơn một ngày, kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Tác giả: Bảo Ninh