Vay vàng, trả theo giá vàng lúc vay hay giá vàng hiện hành?
Pháp luật không cấm cá nhân sở hữu hợp pháp cho vay mượn vàng. Các bên có thể vay mượn vàng và bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ theo quy định.
Khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Có thể chia ra hai trường hợp như sau:
- Trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc vay mượn tại sản
Nếu hai bên có thỏa thuận về việc vay mượn tài sản là mượn vàng thì phải trả đúng số vàng đã mượn. Trường hợp bên vay không thể trả vàng, bên vay có thể thỏa thuận với bên cho vay về việc trả bằng tiền nhưng phải đảm bảo trả theo giá vàng tại địa điểm và thời điểm trả nợ.
Khi vay vàng, các bên cần lập thành hợp đồng, ghi rõ những nội dung như thời hạn trả, trả lại bằng vàng hay bằng tiền, mức lãi suất (nếu có)... để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên, tránh tranh chấp.
Thực tế, nhiều trường hợp cho vay vàng nhưng hợp đồng quy định trả lại bằng tiền tính theo giá vàng tại thời điểm cho vay. Khi đó, bên vay sẽ trả tiền cho bên cho vay.
Ví dụ, thời điểm cho vay giá vàng là 55 triệu đồng/lượng. Đến hạn trả, giá vàng dù xuống 40 triệu đồng hay lên 60 triệu đồng/lượng thì bên cho vay cũng chỉ trả 55 triệu đồng/lượng cộng với phần lãi suất (nếu có) theo đúng quy định trong hợp đồng.
- Trường hợp hai bên không có thỏa thuận về tài sản vay mượn
Đây là trường hợp khó có cơ sở xác định nghĩa vụ trả nợ của người mượn. Theo đó, các bên có thể khởi kiện ra Tòa án để dược xác định một cách chính xác và hợp pháp.
Quy định về lãi suất khi cho vay vàng
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Theo quy định mới, trẻ dưới 14 tuổi cũng phải làm căn cước, có đúng không? Cha mẹ cập nhật ngay kẻo bối rối
-
Từ 10/2024 - 1/1/2025: 5 trường hợp bắt buộc phải tháo dỡ nhà, cố tình giữ lại chỉ thiệt thòi
-
Bố mẹ chồng/vợ qua đời, con dâu con rể có được hưởng thừa kế tài sản không?
-
Từ nay, người làm lại căn cước không phải đến công an mà có thể nộp hồ sơ online, có đúng không?
-
Công bố 16 tài khoản ngân hàng lừa đảo, công an tìm nạn nhân bị lừa: Ai liên quan cần liên hệ ngay