Cuối triều Minh dưới thời hoàng đế Sùng Trinh, Ngô Tam Quế được trao quyền tổng binh trấn giữ Sơn Hải Quan (nay thuộc tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Sơn Hải Quan nằm ở Đông Bắc trên con đường tiến vào Hoa Bắc.
Đây là một vị trí vô cùng trọng yếu có thể gọi “một người giữ, vạn người không thể qua”. Đây cũng là cửa ải khó khăn nhất đối với đội quân người Mãn của Nỗ Nhĩ Cáp Xích khi muốn vào Trung Nguyên.
Lúc này thực lực trong nước của nhà Minh đã suy yếu, khắp nơi khởi nghĩa trong đó thế lực lớn nhất chính là đội quân nông dân của Lý Tự Thành. Ngô Tam Quế hiểu rằng ông ta chính là mục tiêu tiếp theo của đội quân Mãn Thanh và đội quân nông dân của Lý Tự Thành.
Ngô Tam Quế |
Quân Mãn Thanh rất muốn mua chuộc tổng binh Ngô Tam Quế để dễ dàng qua Hải Sơn Quan. Lý Tự Thành cũng rất muốn có được sự trợ giúp của Ngô Tam Quế để giữ được sự xâm lấn của quân Mãn. Chính vì thế, Lý Tự Thành đã bắt cha và gia quyến của Ngô Tam Quế uy hiếp ông ta. Cuối cùng dưới sức ép tính mạng của gia tộc Ngô Tam Quế đã đồng ý đầu hàng Lý Tự Thành.
Nhưng giữa đường về Bắc Kinh, Ngô Tam Quế đã thay đổi quyết định của mình và quay trở về Sơn Hải Quan. Vậy nguyên nhân nào đã khiến Ngô Tam Quế thay đổi đột ngột quyết định của mình? Có nhiều cách giải thích, nhưng có một câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến quyết định của Ngô Tam Quế chính là vì tiểu thiếp của ông ta.
Nàng chính là Trần Viên Viên kỹ nữ nổi tiếng một thời và nỗi oan ngàn năm chưa được rửa sạch.
Trần Viên Viên tự Uyển Phân là một mỹ nhân tuyệt sắc thời Minh mạt - Thanh sơ trong lịch sử Trung Quốc. Nàng vốn là ca kỹ ở Côn Sơn, từng sống ở Tần Hoài, bởi nàng sắc nghệ siêu quần, lại liên quan đến sự kiện trọng đại nên người đời liệt nàng vào Tần Hoài bát diễm gọi nàng là Tiền triều Kim Lăng xướng gia nữ.
Nàng sở hữu nhan sắc quyết rũ mà ai nhìn vào cũng đều bị hút hồn và một tài năng cầm kỳ thi họa nổi tiếng xứ Giang Tô.
Tượng nàng Trần Viên Viên tại Thái Hòa Cung Kim điện, Côn Minh. |
Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, khiến Chu hoàng hậu rất ghen tức. Chính cha của Chu hoàng hậu đã bỏ tiền ra mua Viên Viên đưa vào cung để mê hoặc phục vụ hoàng đế.
Sau này Sùng Trinh đã ban nàng cho Ngô Tam Quế làm tiểu thiếp và được tổng binh họ Ngô nhất mực sủng ái nhưng khi ông ta quay trở về biên ải nàng vẫn được ở lại kinh thành.
Đến những năm 1640, lúc bấy giờ nhà Minh đã suy tàn, khởi nghĩa của nhân dân bùng lên ở khắp mọi nơi, trong số đó mạnh nhất là Lý Tự Thành, đã đánh chiếm lấy ba thành trì lớn. Sau khi hay tin quân nổi dậy đánh lấy ba thành trì lớn, cộng thêm lời can gián của các quan, Sùng Trinh mới cho nàng ra ở trong phủ Chu quốc trượng.
Trong một bữa tiệc tại phủ, quốc trượng Chu Khuê cho Viên Viên ra múa hát, và nhan sắc cùng tài năng của nàng đã lọt vào mắt xanh của Ngô Tam Quế. Và khi viên võ quan này được cử ra trấn thủ Sơn Hải quan, để ngăn chặn quân Mãn Châu, thì Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho ông. Sau đó, Viên Viên cũng được họ Ngô sủng ái, tuy nhiên, nàng không theo ra trận, mà vẫn ở lại Bắc Kinh.
Sơn Hải Quan nơi Ngô Tam Quế mở cổng thành cho đại Thanh xâm chiếm |
Ngày 26/5/1644, Bắc Kinh thất thủ vào tay Lý Tự Thành. Lý Tự Thành đã xưng vương lấy hiệu là Đại Thuận. Vua Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Nàng Viên Viên bị Lý Tự Thành chiếm đoạt đưa về phủ hầu hạ. Lúc này nghe tin quân nổi chiếm đóng Bắc Kinh, hoàng đế Sùng Trinh đã chết, gia quyến đều bị Lý Tự Thành bắt làm con tin. Ngô Tam Quế đã quyết định quy hàng. Nhưng khi nghe tin ái thiếp Trần Viên Viên đã bị Tự Thành chiếm đoạt thì Ngô Tam Quế nổi giận, liền quay về Sơn Hải Quan kết hợp với Đa Nhĩ Cổn đem quân Mãn vào Trung Nguyên chiếm đánh kinh thành.
Chính quyết định này của Ngô Tam Quế đã mở đường cho quân Mãn tiến vào Trung Nguyên lập nên triều đại Mãn Thanh thống trị Trung Quốc gần 300 năm. Cuộc chiến tranh này đã khiến thiên hạ lầm than, khắp nơi đầu rơi máu chảy. Và nỗi căm thù oán giận này đều trút lên đầu nàng kỹ nữ vô tội Trần Viên Viên, vì cho rằng nàng chính là nguyên nhân gây ra tất cả.
Kết cục của Trần Viên Viên không rõ ràng. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại lẫn sự truyền miệng của nhiều người thì nàng có nhiều kết cục khác nhau.
Theo một số tài liệu được ghi lại thì sau khi chiến thắng và thành lập nhà Thanh, Trần Viên Viên đã được đoàn tụ với Ngô Tam Quế. Cũng có tài liệu ghi rằng nàng đã bị giết trong loạn binh khi Bắc Kinh thất thủ.
Trần Viên Viên |
Tuy nhiên, kết cục phổ biến nhất được nhiều người kể lại là: Sau khi quân Mãn Thanh dẹp được Lý Tự Thành, mở ra một trang mới cho lịch sử Trung Quốc. Ngô Tam Quế nhờ vậy cũng trở thành một vị đại tướng của nhà Thanh. Thế nhưng, cay đắng thay cho Trần Viên Viên, do lo ngại bị điều tiếng lấy phải kỹ nữ, Ngô Tam Quế liền đưa nàng lên sống cô đơn trên một ngôi chùa vắng ở Côn Sơn - Vân Nam. Cuối đời, nàng kỹ nữ nổi tiếng nhất đời Minh – Thanh trở thành một vị đạo cô, nàng sống ẩn dật và chết một cách âm thầm trong cô quạnh. Mỗi lời truyền miệng mang sắc thái khác nhau nhưng lại được phổ biến trong văn hóa dân gian.
>Đã tìm ra chân cầu vồng, đẹp hơn cả trong tưởng tượng của bạn (Khám phá) - (Phunutoday) - Dải cầu vồng 7 màu bắt mắt, vắt ngang bầu trời, tạo nên khung cảnh đẹp đẽ khiến ai cũng thích thú. |
>Nhận biết kẻ hay “ngồi lê đôi mách” qua những yếu tố sau (Khám phá) - (Phunutoday) - Theo nhân tướng học, kiểu phụ nữ có những đặc điểm dưới đây là những người thị phi, thích buôn chuyện, tính nết khó ưa. |
>Nếu bạn tìm thấy kim cương ở Mỹ hãy cứ mang về vì nó miễn phí đó! (Khám phá) - (Phunutoday) - Tại Arkansas, Mỹ có một công viên rộng gần 370 ha, trong đó có một khu vực 10ha dành riêng cho du khách đào kim cương. |
>Vì sao kiêng kỵ không cưới trong ngày cuối tháng âm? (Khám phá) - (Phunutoday) - Theo quan niệm của người Việt, ngày cưới hỏi nên kiêng chọn vào ngày mùng 1, Rằm hay năm cùng tháng tận… |
Tác giả: Thu