Lịch sử ghi nhận vị vua duy nhất của nước Việt sống ở châu Phi trong suốt 56 năm, lấy vợ sinh con rồi sau đó trở thành họa sĩ. Đặc biệt, vị vua này được biết đến với lòng yêu nước vô cùng sâu sắc và niềm đam mê với nghệ thuật.
Tiểu sử và cuộc đời của vị vua duy nhất của nước Việt sống ở châu Phi trong suốt 56 năm
Vua Hàm Nghi sinh ngày 17/6 năm Tân Mùi, tức ngày 3/8 năm 1871 trong lịch hiện đại. Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại ghi rằng vua Hàm Nghi sinh ngày 22/7 năm 1872 tại Huế. Vua Hàm Nghi chính là em ruột của vua Kiến Phúc (tên thật là Ưng Đăng) và Chánh Mông (tên thật là Ưng Kỷ), sau này, ông trở thành vua Đồng Khánh. Ông là người con thứ năm của vua Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn.
Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7/1883, quyền lực được tập trung hoàn toàn trong tay các phụ chính đại thần như Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Tuy nhiên, những quan đại thần này đều không tích cực trong việc đi tìm kiếm một người có dòng máu hoàng gia có cùng chí hướng chống Pháp để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua là Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc cũng đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren.
Vua Kiến Phúc đã đột ngột qua đời trong khi tình hình có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Sau khi nhà vua mất, thay vì là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ thì con nuôi thứ hai của vua Tự Đức, lên ngôi. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lo ngại khi lập một vị vua lớn tuổi sẽ làm mất quyền hành. Bên cạnh đó, cả Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đều quyết định lựa chọn Nguyễn Phúc Ưng Lịch, tức là vua Hàm Nghi, người ủng hộ rất mạnh mẽ lập trường chống Pháp.
Theo Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Trường, Ưng Lịch được coi là một nhân vật có đủ tư cách về cả dòng dõi cũng như không bị cuộc sống xa hoa tại kinh thành làm mất đi phẩm chất tự tôn của dân tộc. Họ tin rằng có thể giúp vị vua trẻ có được cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa triều đình Việt Nam cùng với thực dân Pháp.
Vua Hàm Nghi từ nhỏ đã sống trong cảnh rất nghèo khó, bình dân bên cạnh người mẹ ruột và không nhận được sự giáo dục cao cấp như hai người anh trai khác được nuôi lớn trong triều đình. Thấy sứ giả đến cử hành lễ đăng cơ, khi đó, cậu bé Nguyễn Phúc Ưng Lịch đã rất sợ hãi và không dám nhận trang phục mà họ trao tặng.
Vào sáng ngày 12 tháng 6 năm Giáp Thân, tức là ngày 2 tháng 8 năm 1884, Nguyễn Phúc Ưng Lịch đã được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, bước vào cung Thái Hòa để có thể tiến hành lễ lên ngôi hoàng đế, và đã lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó, Nguyễn Phúc Ưng Lịch mới chỉ 13 tuổi.
Hành trình lưu vong ở châu Phi của vị vua này cũng được đánh giá là một bi kịch của triều Nguyễn. Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", vua Hàm Nghi sống đến 56 năm tại châu Phi. Ông nổi tiếng với tinh thần yêu nước rất mạnh mẽ và tư tưởng chống đối chế độ thực dân Pháp. Vì những ý tưởng này, ông đã bị bắt và đày đi lưu đày ở Algeria từ năm 1888 cho đến tận khi qua đời vào năm 1944. Trông thời gian này, năm 1904, Hàm Nghi đã đính hôn với Marcelle Laloe (1884-1974) là con gái của ông Laloe - Chánh án tòa Thượng phẩm Alger.
Vua Hàm Nghi cùng với vợ ngoại quốc Marcelle Laloe có ba người con, bao gồm hai công chúa là Như Mai và Như Lý, hoàng tử Minh Đức. Công chúa Như Mai học tập ở đây và đã tốt nghiệp kỹ sư canh nông. Công chúa Như Lý thì đã đạt bằng tiến sĩ y khoa và kết hôn với công tước François Barthomivat de la Besse.
Vào năm 1944, vua Hàm Nghi đã qua đời tại Algeria. Thi hài của ông được mai táng tại nơi này. Và sau đó, vào năm 1962, quan tài ông được chuyển về khu lăng mộ tại làng Thonac thuộc hu vực lâu đài của công chúa Như Mai ở tỉnh Dordogne nước Pháp.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Nơi nào ở Việt Nam sinh ra nhiều vị vua nhất? Ai sinh ra ở vùng quê này rất tự hào
-
Dòng họ sinh ra nhiều vị Vua nhất trong lịch sử Việt Nam: Ai mang họ này thật đáng tự hào
-
3 vị vua nào chỉ huy 3 trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng?
-
Loại gia vị vừa dưỡng gan, vừa hạ đường huyết, lại có sẵn trong bếp nhà bạn
-
Mối tình hoàng cung: Duy Tân và Hồ Thị Chỉ - câu chuyện buồn giữa lầu son gác tía