Triều đại Hậu Lê được ghi nhận là triều đại có nhiều vua nhất lịch sử phong kiến Việt Nam.
Triều đại Hậu Lê tổng cộng 26 vua. Trong đó, nhà Lê sơ 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng 16 vua. Đây là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt. Theo Lược sử Việt Nam ghi chép lại, 10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Đây là thời kỳ các vua nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Một số tài liệu chép nhà Lê sơ trải qua 11 đời vua. Vị vua còn lại được nhắc đến là Lê Nghi Dân, lên ngôi sau khi lật đổ Lê Nhân Tông. Nhưng chưa tròn một năm, ông bị các đại thần lật đổ vì cho rằng không có tài cán và mang tội phản nghịch. Sau đó, ông bị giáng làm Lệ Đức hầu và sử sách thường không coi ông là vị quân chủ chính thống của nhà Hậu Lê.
16 vị vua nhà Lê trung hưng gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).
Lê Cung Hoàng chết trong tủi nhục
Vua Lê Cung Hoàng (1507 – 1427) có tên húy là Lê Xuân là vị vua cuối cùng của Thời Lê sơ. Ông là em ruột Lê Chiêu Tông, chắt của Lê Thánh Tông, được Mạc Đăng Dung lập lên để giữ danh chính khi Chiêu Tông trốn thoát vào năm 1522.
Sau khi Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đã đến lúc để Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê.
Ngày 15.6.1527, Mạc Đăng Dung đem quân vào kinh, bắt vua nhường ngôi. Triều thần lúc đó hầu hết đã là người của Đăng Dung hoặc theo Đăng Dung, tự khởi thảo chiếu nhường ngôi cho vua.
Mạc Đăng Dung xưng hoàng đế, tức là Mạc Thái Tổ, lập ra nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức.
Đại Việt thông sử viết: "Ngày 15/6/1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi, phế truất Vua xuống làm Cung vương, giam Vua và Thái hậu vào cung Tây Nội, không cho ăn uống gì cả trong 7 ngày, đến nỗi phải xé áo mà nhai”. Trong khi đó, sách Lê triều dã sử chép: “Giáng vua xuống làm Cung vương, lại giam vua cùng mẹ là Hoàng thái hậu vào cung nội, trời tháng 7 mà một giọt nước cũng không cho uống, đến nỗi phải xé áo mà ăn. Vài tháng sau, Đăng Dung ép mẹ con Cung Hoàng phải tự tử, chết trong tủi nhục". Như vậy, vua Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi.
Mạc Đăng Dung lấn át quyền thế Lê sơ từ thời vua nào?
Vua Lê Chiêu Tông, tên húy là Lê Y, sinh ngày 4/10/1506, là con trưởng của Lê Sùng, mẹ là Trịnh Thị Loan. Xét theo dòng dõi, ông là chắt của vua Lê Thánh Tông. Năm 1516, Trịnh Duy Sản giết vua Lê Tương Dực do không nghe lời khuyên, ngược lại còn đánh đập ông. Sau đó, Duy Sản lập Lê Chiêu Tông làm vua. Lên ngôi năm 10 tuổi, giữa lúc tình hình trong nước có nhiều rối ren, giặc giã nổi lên như ong, mọi việc triều đình thời Lê Chiêu Tông đều do Trịnh Duy Sản chủ trương. Thời gian có Trịnh Duy Sản ở bên, vua đã dẹp loạn được cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất đầu thế kỷ 16 do Trần Cảo đứng đầu. Tuy nhiên, sau khi Trịnh Duy Sản chết, các đại thần như Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Trần Chân lại nảy sinh mâu thuẫn. Mạc Đăng Dung, người xuất thân từ đội quân Túc vệ cầm dù theo vua Lê Uy Mục đã lấn át quyền thế, cơ nghiệp nhà Lê sơ (còn gọi là nhà Hậu Lê giai đoạn đầu) tiêu vong từ đây.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Trước ngày cá chép chầu trời: 3 tuổi thắng đậm lãi to, 1 tuổi đón may tới tấp
-
Đêm Giao thừa 30 Tết, 3 tuổi cá chép hóa Rồng, năm mới có lộc xông nhà
-
Thần Tài ban lộc, 3 con giáp vận số đỏ rực trong 15 ngày tới
-
Vị vua nào trong sử Việt cởi hoàng bào đắp cho thủ cấp của tướng địch?
-
Từ 17/1: 4 tuổi ở hiền gặp lành, may mắn ào ạt, tiền bạc tăng nhanh, thoải mái đón Tết Giáp Thìn 2024