Ai là người từng dạy học cho 4 vị vua, đến tể tướng cũng phải quỳ gối nể sợ?

( PHUNUTODAY ) - Người thầy này luôn quan niệm “muốn dạy bảo trò tốt, thầy phải nghiêm, là tấm gương sáng”. Những học trò cũ của ông, dù làm đại quan nức tiếng, lúc về thăm thầy vẫn phải khép nép, giữ gìn.

Nền giáo dục nước ta hình thành từ thời Lý, tuy nhiên, phải tới khi Chu Văn An về làm Tư Nghiệp (hiệu trưởng) của Quốc Tử Giám, đích thân soạn sách kinh nghĩa giảng dạy cho học trò tại đây, nước ta mới có một nền giáo dục thực sự.

Chu Văn An là nhà giáo nổi tiếng của triều Trần cũng như lịch sử nước ta. Sinh thời, ông quan niệm “muốn dạy trò tốt thầy phải nghiêm”. Phạm Sư Mạnh là học trò nổi tiếng của ông, làm quan to nức tiếng triều đình, nhưng khi phạm lỗi vẫn phải quỳ gối tạ tội cùng thầy.

Empty

Suốt đời rèn luyện, nêu gương người thầy

Chu Văn An từng tâm niệm “học không phải để làm quan mà là để làm người”. Quan điểm đó đã thấm nhuần vào triết lý giáo dục của ông.

Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, Chu Văn An ra kinh đô bệ kiến vua mới, nhưng không nhận chức tước. Đông đảo học trò theo tiễn có hỏi: “Từ nhà vua đến đông đảo các sĩ phu và quan chức đều là học trò của thầy, sao thầy không ở lại đảm đương một trọng trách? Thầy coi thường những chức tước của triều đình lắm sao?".

Chu Văn An nói: “Cái quan trọng của con người không ở chỗ chức tước mà ở phẩm giá. Giữ một chức phận nhỏ mà có ích cho đời thì đáng quý biết bao nhiêu. Còn giữ chức tước lớn mà không làm gì có lợi cho dân, cho nước thì chức tước ấy có nghĩa gì”.

Ông luôn quan niệm “muốn dạy bảo trò tốt, thầy phải nghiêm, là tấm gương sáng”. Những học trò cũ của ông, dù làm đại quan nức tiếng như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, lúc về thăm thầy vẫn khép nép, giữ gìn. Họ có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo.

Empty

Theo sách Những người thầy trong sử Việt, Nhập nội Hành khiển (tể tướng) Phạm Sư Mạnh một lần về thăm thầy, gặp phiên chợ quê, người mua kẻ bán tấp nập. Để dọn đường cho kiệu quan đi qua, quân lính vung roi, thét loa huyên náo cả vùng.

Chuyện đến tai thầy Chu, lúc Phạm Sư Mạnh vào nhà, ông chỉ thẳng vào mặt và trách rằng: Về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ, thì ta còn mặt mũi nào mà ngẩng đầu lên nhìn mọi người? Nói rồi, thầy phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận, cứ quỳ gối bên giường chờ thầy tha lỗi, rồi mới dám về.

Từ đó về sau, mỗi khi về thăm thầy, quan hành khiển chỉ mặc áo vải thâm, đi một mình như người dân thường để giữ đúng lễ thầy trò.

Đến đời Trần Dụ Tông trị vì (1341-1369), vua chỉ lo ăn chơi, chểnh mảng việc nước, tin dùng nịnh thần, đất nước suy vong. Trước thảm cảnh đau lòng ấy, Chu Văn An đã dâng “thất trảm sớ”, đòi chém đầu 7 tên nịnh thần trong triều được vua sủng ái.

Khi không nhận được hồi âm, biết tình hình không thể lay chuyển, Chu Văn An treo áo mũ ở cửa Huyền Vũ (phía Bắc thành Thăng Long) cáo quan về núi Phượng Hoàng ở Chí Linh, Hải Dương, quy ẩn. Ông sống những năm tháng cuối cùng ở đây với biệt danh Tiều Ẩn (tiều phu ẩn dật trong rừng).

Học trò thành đạt vẫn khép nép trước thầy

Có lần, Phạm Sư Mạnh về thăm thầy, quân lính theo hầu gây náo loạn xóm chợ. Chuyện đến tai, thầy Chu mắng “về thăm thầy mà làm náo động cả bàn dân thiên hạ, thì ta còn mặt mũi nào mà ngẩng đầu lên nhìn mọi người. Nói rồi, thầy phủi áo đi vào nhà trong. Tể tướng Phạm Sư Mạnh vừa sợ, vừa ân hận, cứ quỳ gối bên giường chờ thầy tha lỗi, rồi mới dám về”.

Phạm Sư Mạnh tên thật là Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, hiệu Úy Trai, biệt hiệu Hiệp Thạch. Ông là người làng Hiệp Thạch, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn (Kinh Môn, Hải Dương ngày nay).

Empty

Ngoài Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An còn có công đào tạo một nhân tài khác cho nhà Trần là Lê Quát. Ông người Thanh Hóa, là bạn đồng môn của Phạm Sư Mạnh, cùng thi đỗ thái học sinh.

Chu Văn An đã phát động cuộc cải cách giáo dục đúng nghĩa. Ông bắt tay vào soạn bộ Tứ thư thuyết ước, gồm 10 quyển. Đây chính là bộ giáo trình giảng dạy đầu tiên của nước ta.

Theo lời mời của vua Trần Minh Tông, Chu Văn An nhận lời ra giúp nước. Ông từng giữ chức Tư Nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám. Về sau, do vua Trần Dụ Tông ăn chơi sa đọa, triều chính thối nát, ông treo mũ ở cửa Huyền Vũ về quê quy ẩn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link