Vụ bê bối lớn nhất mọi triều đại: Đánh tráo lăng mộ sủng hậu của vua Càn Long

( PHUNUTODAY ) - Nếu không có những kẻ trộm mộ viếng thăm thì có lẽ bí mật này sẽ bị chôn vùi theo năm tháng.

Nữ nhân nào khi bước vào cung cũng đều muốn được hoàng thượng sủng ái. Các phi tần luôn tìm đủ mọi cách để được ngồi vào vị trí cao nhất trong hậu cung. Nếu xem phim cung đấu chắc hẳn bạn không còn xa lạ với những cuộc tranh đấu giữa các phi tần.

Càn Long là vị hoàng đế sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Ông thọ 89 tuổi, ngồi trên ghế rồng 60 năm. Ông từng phong hoàng hậu cho ba người, trong đó vị hoàng hậu thứ hai là Na Lạp Thị có kết thúc rất bi thảm.

Na Lạp Thị sinh ra trong một gia đình quyền thế. Phụ thân nàng là Nột Nhĩ Bố, là Thừa ân công nhất đẳng (cấp quan cao nhất). Ngoại hình và khí chất nổi bật cộng thêm gia cảnh xuất chúng nên năm 16 tuổi nàng có cơ duyên kết hôn với Càn Long. Lúc này, Càn Long mới chỉ là thái tử và ông khá hài lòng với cuộc hôn nhân này. Năm Càn Long thứ hai, Na Lạp Thị được sắc phong làm Hiền phi, rồi sau đó lại được sắc phong làm Hiền quý phi.

Có thể nói, Na Lạp Thị nhanh chóng thăng hạng, ngày một được sủng ái hơn. Sau khi hoàng hậu Phú Sát qua đời, Na Lạp Thị lại càng được sủng ai hơn. Đầu năm 1748, sau khi hoàng hậu Phú Sát qua đời vì bệnh, ngôi vị hoàng hậu bị bỏ trống. Mấy tháng sau, Càn Long sắc phong một thánh chỉ để cho Na Lạp Thị trở thành Hoàng quý phi.

Trong hậu cung lúc này, Na Lạp Thị trở thành người có địa vị cao nhất, chịu hoàn toàn trách nhiệm mọi sự lớn nhỏ của lục cung. Việc nàng trở thành hoàng hậu chỉ còn là vấn đề thời gian. Sau đó 2 năm, nàng đội mỹ phượng hoàng, chính thức trở thành chủ nhân của hậu cung, tự là Kế Hoàng hậu.

Kế Hoàng hậu sinh cho Càn Long một hoàng tử và một công chúa. Nàng được hoàng đế sủng đến tận trời, không ai sánh bằng. Năm Càn Long thứ 31, Kế Hoàng hậu chết vì bệnh ở tẩm cung, hưởng thọ 49 tuổi. Tuy nhiên, “Bản thảo sử nhà Thanh” ghi lại rõ ràng rằng Càn Long không buồn chút nào về cái chết của Na Lạp Thị. Ông còn giải thích với thừa tướng rằng Na Lạp Thị không nên được chôn cất theo quy định của lễ tang hoàng hậu.

Những vị đại thần sau đó phản đối đã bị lưu đày một mạch đến nơi chó ăn đá gà ăn sỏi cách kinh thành ngàn dặm. Theo tài liệu lưu trữ của Nội vụ triều đình nhà Thanh, toàn bộ chi phí mua sắm cho Kế Hoàng Hậu chỉ tốn chưa tới 210 lượng bạc. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao Càn Long lại đối xử với người mình sủng ái như vậy?

Vào những năm 1980, các chuyên gia khảo cổ đã tiến hành một cuộc khai quật bảo vệ khu mộ của Kế Hoàng hậu, khi ngôi mộ được khai quật ra, các chuyên gia đã phát hiện ra một bí mật, cũng có thể nói là một vụ bê bối của Hoàng đế Càn Long. Hóa ra Kế hoàng hậu còn không có mộ phần riêng, quan tài của bà được đặt cùng với địa cung của Hoàng Quý Phi Thuần Huệ.

Xem qua nhiều tư liệu lịch sử và văn học dân gian thì có thể thấy rằng vua Càn Long đã chuyển từ yêu sang hận. Năm trước khi qua đời, hoàng hậu theo nhà vua tuần du Giang Nam. Lúc đầu mọi việc đều tốt đẹp, nhưng vì có lẽ không phục thói trăng hoa của Càn Long định đưa kỹ nữ nhập cung khiến hoàng hậu nổi ghen mà tự cắt đi mái tóc dài của mình, hi vọng từ đó có thể khiến hoàng đế thu hồi lại ý định. Tuy nhiên điều này lại khiến vua Càn Long nộ khí xung thiên, từ đó giữ mối hận trong lòng, đến khi bà chết cũng không được tha thứ.

Tác giả: Trần Thu Thủy