Không phải Phú Sát Hoàng Hậu hay Lệnh Phi, đây mới là "trang nam tử" Càn Long Đế trọn đời "yêu thương"

( PHUNUTODAY ) - Không chỉ dung mạo hơn người, Hòa thân còn sở hữu học thức uyên thâm, am hiểu thơ văn, ngoại giao tài giỏi. Vậy nên, ông rất được Càn Long đế trọng dụng và sủng hạnh, hơn bất kỳ vị phi tử nào.

"Trang nam tử" đẹp hơn toàn bộ phi tử của Càn Long Đế

Có rất nhiều dị bản kể về mối tình Càn Long - Hòa Thân. Nhiều người truyền tụng Hòa Thân chính là "kiếp sau" của vị phi tử vì Càn Long mà chết. Bà vốn là phi tần của Ung Chính. Năm xưa, vì vô tình vung lược đập trúng mặt Càn Long mà bị thái hậu ban chết. Càn Long vô cùng đau khổ nên đã dùng ngón tay đánh dấu đỏ lên cổ của bà và hẹn kiếp sau gặp lại.

Sau khi lên ngôi vua, trong một lần tình cờ, Càn Long phát hiện trên cổ Hòa Thân có một vết bớt đỏ hình ngón tay và cho rằng đây chính là vị phi tử năm xưa đầu thai. Theo sách sử: Hòa Thân sở hữu dung mạo tuấn tú, trắng trẻo, môi đỏ, ngũ quan sắc nét, thanh tú như ngọc, diễm lệ hơn toàn bộ phi tử của Càn Long Đế.

Chân dung của Hòa Thân

Chân dung của Hòa Thân

Dù có hàng trăm phi tần xinh đẹp xung quanh nhưng Càn Long vẫn suốt ngày quấn quýt lấy Hòa Thân. Nhiều tài liệu ghi lại, nếu ngày nào Càn Long không gặp được Hòa Thân sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Đáp lại, Hòa Thân cũng toàn tâm toàn ý đối đãi với "tình lang" của mình, quấn quýt hầu hạ còn hơn bất cứ thái giám, cung nữ nào. Càn Long vi hành nơi đâu cũng đem Hòa Thân theo sau, gắn bó như hình với bóng. Thậm chí, tình cảm của họ càng khăng khít đến đỉnh điểm khi con trai của Hòa Thân nên duyên cùng Thập Cách cách.

Nhờ "độc sủng" của đế vương, hoạn lộ lên cao như diều gặp gió

Không chỉ dung mạo hơn người, Hòa thân còn sở hữu học thức uyên thâm, am hiểu thơ văn, ngoại giao tài giỏi. Vậy nên Hòa Thân rất được Càn Long tin tưởng, trọng dụng, kiêm tới 9 chức quan lớn trong triều: Đại thần phủ nội vụ, đại thần ngự tiền, đại thần nghị chính, đại thần tương lam kì lĩnh thị vệ nội, đại thần chính bạch kì lĩnh thị vệ nội, đại thần quan cơ, đại thần lĩnh ban quân cơ, đại học sĩ Văn Hoa điện, đại sĩ Thủ phụ.

878

Không chỉ dừng lại đó, Hòa Thân còn được Càn Long cho phép cưỡi ngựa bên trong Tử Cấm Thành, đây là đặc quyền cực kỳ vinh hạnh, chỉ dành riêng cho những lão thần chức cao vọng trọng. Trong 24 năm từ khi được Hoàng đế Càn Long để mắt và sủng ái, Hòa Thân đã vơ vét được một khối lượng tài sản kếch xù, đến độ dân gian vẫn lưu truyền: "Thứ gì Càn Long có, Hòa Thân có. Thứ gì Càn Long không có, Hòa Thân chắc chắn sẽ có". Cụ thể, số tài sản ấy được ước tính như sau: 

- Kim tiền: 60.000 lạng vàng bọc đồng, 100 thỏi vàng lớn nguyên chất (1kg mỗi thỏi), 56.600 thỏi bạc cỡ vừa (100 lạng mỗi thỏi), 9 triệu thỏi bạc nhỏ (10 lạng mỗi thỏi), 58.000 cân tiền ngoại, 1.500.000 đồng tiền xu.

- Đất đai, nhà cửa: 3.000 phòng, 8.000 mẫu đất (32 km²), 42 ngân hàng, 75 tiệm cầm đồ.

- Ngọc ngà, đá quý: 1.200 miếng ngọc bội, 230 chuỗi ngọc trai (mỗi viên ngọc trai có cỡ gần tương đương quả anh đào lớn), 10 viên ngọc trai lớn (cỡ tương đương quả nhãn)10 viên hồng ngọc, 40 viên ngọc bích lớn.

880

- Các đồ vật quý giá khác: 11 tảng san hô (mỗi tảng cao hơn 1m), 14.300 xấp lụa tốt, 20.000 tấm len lông cừu loại tốt, 550 tấm da cáo, 850 tấm da gấu, 56.000 tấm da cừu và da gia súc với độ dày khác nhau, 7.000 bộ quần áo tốt (mặc trong cả bốn mùa), 361.000 chiếc bình bằng đồng và thiếc, 100.000 đồ sứ được làm bởi các nghệ nhân có tiếng, 24 cái giường bằng vàng ròng có trang trí tinh xảo (mỗi giường có gắn trung bình 8 loại đá quý khác nhau), 460 cái đồng hồ tốt của châu Âu.

Dù tội lỗi đầy trời, vẫn được bậc đế vương bảo vệ hết lòng 

Được Càn Long "độc sủng", Hòa Thân một tay che trời. Dù biết được những việc làm tham nhũng xấu xa của ông, Càn Long vẫn nhất mực bảo vệ. Thậm chí, ngay cả khi tay sai của Hòa Thân bị kết tội tham ô và bị xử tội chết, ông vẫn “hiên ngang” nắm giữ quyền hành. Dân gian truyền miệng, miễn là Càn Long còn ngồi trên ngai vàng, Hòa Thân sẽ không bị diệt.

Hình ảnh nhân vật Hòa Thân cùng vua Càn Long trên phim ảnh

Hình ảnh nhân vật Hòa Thân cùng vua Càn Long trên phim ảnh

Thế nhưng, vào ngày 7/2/1799, Càn Long băng hà, Gia Khánh lên ngôi. Chỉ một tuần sau đó, Hòa Thân đã bị bắt giữ, tra khảo với 20 tội danh và xét xử bằng hình thức lăng trì. Tuy nhiên nhờ sự can thiệp kịp thời của em gái Hoàng đế - tức con dâu Hòa Thân, ông được ban chết toàn thây.

Thực hư về chuyện tình gây tranh cãi này

Lịch sử vẫn luôn tồn tại nhiều uẩn khúc mà người đời không thể biết hết được, cũng chẳng ai có thể khẳng định mối tính của Hòa Thân và Càn Long là đúng hay sai. Nhiều người cho rằng, Hòa Thân là người thông minh, biết nắm giữ cơ hội, chăm chỉ tới mức bị bệnh thấp khớp mãn tính và thoát vị đĩa đệm, nên rất được lòng Càn Long Đế. Nhưng dù lý do là gì cũng không thể phủ nhận một sự thật, trong suốt hơn hai thập kỷ, Hòa Thân trở thành cánh tay phải đắc lực và là người thân cận nhất bên cạnh Càn Long.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link
TIN MỚI CẬP NHẬT