Vùi 1 củ tỏi vào thùng gạo, lợi ích quý hơn vàng, ai không biết quá phí

( PHUNUTODAY ) - Tỏi có mùi hăng nồng đặc trưng, chính là "kẻ thù" số 1 của các loài côn trùng. Theo đó chỉ cần bỏ túi mẹo hay vùi tỏi vào gạo bạn sẽ bất ngờ về công dụng "vàng 10".

Tỏi không chỉ là một loại gia vị sử dụng trong nhiều món ăn mà còn có thể đuổi côn trùng rất tốt, vì vậy chỉ cần vài củ tỏi thực hiện theo mẹo hay sau, bạn sẽ thấy bất ngờ để bảo quản gạo thơm ngon, không còn lo bị mọt.

Vùi tỏi vào thùng gạo

Chọn tỏi: Nên chọn những củ tỏi tươi, mọng nước, có vỏ bóng và không bị dập nát.

Sơ chế tỏi: Bóc vỏ tỏi, để nguyên tép hoặc cắt đôi tùy thích.

Bảo quản: Cho tỏi vào thùng gạo, đặt ở vị trí thoáng mát, khô ráo. Nên thay tỏi mới sau mỗi 2-3 tháng để đảm bảo hiệu quả.

Công dụng “vàng 10” khi bỏ vài củ tỏi vào thùng gạo

Sau đó cho các củ tỏi này vào thùng gạo nhà bạn, sáng ra tỉnh dậy, bạn sẽ phải bất ngờ vì các công dụng “vàng 10” sau:

Đánh bay mọt gạo:

Củ tỏi có mùi hăng nồng đặc trưng, chính là "kẻ thù" số 1 của các loài côn trùng, đặc biệt là mọt gạo. Khi bạn đặt vài tép tỏi khô vào thùng gạo, mùi hương này sẽ lan tỏa khắp không gian, khiến mọt gạo sợ hãi và không dám bén mảng đến gần. 

Nhờ vậy, gạo của bạn sẽ được bảo quản an toàn và tránh khỏi tình trạng bị mọt tấn công, gây hư hỏng. Đặc biệt mùi hăng của tỏi có tác dụng ngăn mối mọt tấn công và sinh sôi trong thùng gạo, giúp gạo trữ được lâu hơn và an toàn cho sức khỏe.

Giúp khử trùng, kháng khuẩn cho gạo:

Tỏi được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng cao. Khi đặt tỏi vào thùng gạo, các hoạt chất trong tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn. 

Tỏi giúp khử trùng, kháng khuẩn cho gạo

Giữ gạo thơm ngon lâu hơn:

Bỏ tỏi vào gạo ngoài tác dụng đuổi mọt còn có tác dụng khử mùi hôi và giữ cho gạo luôn thơm ngon. Mùi hương tự nhiên của tỏi sẽ giúp át đi những mùi khó chịu khác trong thùng gạo, đồng thời tạo nên cảm giác dễ chịu khi bạn nấu nướng.

Mẹo đuổi mọt gạo đơn giản, hiệu quả

Cho hạt tiêu vào chung với gạo

Nếu là hạt tiêu quá nhỏ thì bạn nên cho hạt tiêu vào một chiếc túi lưới nhỏ để tiêu không bị lẫn vào gạo.

Việc cho tiêu vào gạo cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa các loài mọt mối đáng ghét bò vào làm nơi cư trú. Vì mùi của tiêu rất cay và nồng, với côn trung nhỏ như chúng thì sẽ chịu không nổi mùi này. Ngoài ra, mùi thơm của tiêu cũng sẽ ngấm vào gạo, biến mỗi cơm hằng ngày của bạn thành một hương vị đặc trưng khó quên mà chỉ có gia đình bạn mới có.

Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, bạn nên mang theo những vật dụng để đựng gạo có kích thước vừa với số lượng gạo dự định mua. Trước hết, bạn hãy kiểm tra kỹ xem gạo có dinh mọt không. Nếu không mọt, bạn có thể đựng số lượng gạo đã mua và bảo quản gạo trong túi ni lông kín, khô vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.

Còn nếu gạo đã lỡ bị mối mọt tấn công, đừng vội vứt đi tránh lãng phí. Trong trường hợp này bạn chỉ cần cho gạo vào ngăn đông, cho côn trùng bị đông lại, rồi đem ra vo gạo nấu cơm như thường. Khi cho nước vào, côn trùng đã chết sẽ bị nổi lên, nhờ vậy chỉ sau vài nước đầu vo gạo bạn đã có thể tống sạch đám côn trùng ra ngoài.

Bảo quản gạo bằng ớt

Ớt là thực phẩm không chỉ được dùng để tăng thêm vị ngon cho các bữa ăn mà còn có tác dụng đuổi mối mọt trong gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Bảo quản gạo bằng chai nhựa

- Đối với những bạn không thích mùi tỏi thì có thể dùng chai nhựa sạch rồi cho gạo vào. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chai nhựa phải khô hoàn toàn. Nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc càng gây hại hơn nhé.

- Sau khi đổ gạo đầy chai thì bạn vặn nắp chai thật chặt và mang chai đặt nơi khô ráo là được.

Dùng chai nhựa kiểu này thì mối mọt, bụi bẩn lẫn các loại côn trùng đều không thể tấn công gạo của bạn nên gạo vừa vệ sinh vừa an toàn cho cho sức khỏe.

Dùng muối

Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, nuốt phải muối mặn, mọt sẽ sợ và cũng sẽ bỏ đi. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn, lại làm cho gạo dễ bị ẩm.

Tác giả: Mộc