Xui xẻo sẽ ập đến nếu bạn thường xuyên làm 2 điều này

( PHUNUTODAY ) - Một người sẽ gặp rất nhiều xui xẻo nếu thường xuyên làm những điều này.

Có một câu nói rất nổi tiếng như sau: "Họa hề phúc chi sở ỷ; phúc hề họa chi sở phục” tức là họa là chỗ dựa của phúc, phúc là nơi ẩn náu của mối họa. Câu này về sau được đơn giản hóa thành bốn chữ “Họa phúc tương y”. Cuộc đời mỗi người không phải lúc nào cũng bình yên suôn sẻ, sẽ có khi gặp sương giá và mưa tuyết.

Tuy nhiên, nếu một người thường xuyên làm 2 việc này, xui xẻo ắt tìm đường đến:

Điều đầu tiên chính là không tự biết

Người xưa nói: “Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu”. Tại sao con người lại gặp xui xẻo? Nhiều khi nó liên quan đến việc bạn làm. Ví dụ như, bạn tự hào về bản thân, bạn được mọi người chú ý, bạn cảm thấy rất đắc ý về bản thân; nhưng bạn sẽ sớm gặp trở ngại, điều này là do khi người ta đắc ý, họ thường đánh mất sự hiểu biết của bản thân.

“Đạo Đức Kinh” nói: “Bất tự hiện, cố minh; Bất tự thị, cố chương; Bất tự phạt, cố hữu công; Bất tự căng, cố trưởng”, nghĩa là không phô trương, nên sáng; không tự cho mình đúng, nên hiển dương ở đời; không kể công, nên có công; không kiêu căng, nên không bị ai hại, nhờ đó mà phát triển lâu dài. Tổng kết lại bằng một câu “con người phải có tự biết”.

Vì vậy, bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy rằng chúng ta rất tự hào, rất đắc ý, chúng ta nên suy nghĩ về điều này và kiểm tra xem có bất kỳ biểu hiện nào không.

Điều thứ hai là tham lam không biết đủ

Tham lam là điều dễ bị xui xẻo nhất. “Đạo Đức Kinh” nói: “Họa lớn nhất là không biết đủ, còn cái hại lớn nhất chính là lòng tham”. Chúng ta có thể quan sát rằng tất cả những kẻ phạm tội và bị trừng phạt trên thế giới này chắc chắn là bị hại bởi lòng tham của chính mình, bất kể là tham tiền hay tham luyến quyền lực, cuối cùng đều có thể làm cho người ta rơi vào tình trạng nguy hiểm. Khi lòng tham nổi lên trong lòng, bạn phải nhớ rằng mình cách xui xẻo không xa.

Như câu nói “Tri túc giả phúc, tham dục giả họa”, phúc đức sinh ra bởi biết đủ, tai họa sinh ra bởi lòng tham. Người biết đủ luôn là người giàu có và hạnh phúc; không những thế, người biết đủ còn biết điểm dừng, không cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn dục vọng, lòng tham của bản thân. Vì vậy người biết đủ sẽ tránh được bị tủi nhục và tránh được tai họa về sau. Còn người không biết đủ luôn thấy thiếu thốn và sẽ không bao giờ thành công trong việc tìm kiếm hạnh phúc thật sự.

Biết đủ cũng khiến con người bình tĩnh, lạc quan, khoan dung, rộng lượng hơn. Chính vì vậy mà cổ nhân dạy rằng: “Biết đủ thường vui”. Con người, nếu biết thường xuyên tự xét mình thì mới có thể cầu phúc và tránh được tai họa.

Tác giả: Thạch Thảo