Áo dài Việt nghèo ý tưởng nên khoe "trọc phú"?

( PHUNUTODAY ) - Khoe sự giàu sang với vàng, đá quý..., đó là truyền thống hay sự trọc phú, lắm tiền?

Sau khi đọc hai bài Đính đá, dát vàng, áo dài Việt Nam khó được tôn vinh? Hoa hậu mang truyền thống hay vật chất đi thi sắc đẹp? trên Phunutoday, tôi có đôi điều tâm tư gửi đến quý báo và mọi người, đặc biệt đến các nhà thiết kế các hoa hậu Việt Nam đã và sẽ đi thi các cuộc thi sắc đẹp quốc tế sắp tới.

Hoa hậu mang truyền thống hay vật chất đi thi sắc đẹp?

[links()]
Văn hóa truyền thống thể hiện nét đẹp tâm hồn của cả một dân tộc, bởi vậy, mọi sự sáng tạo đều phải bắt nguồn từ tình yêu, từ sự tri ân với lịch sử, với dân tộc tuy nhiên tuy các trang phục dân tộc áo dài Việt Nam đã không có được những điều đó.

Nói thật khi xem mấy bộ trang phục áo dài dân tộc của các người đẹp Việt Nam thi ở các đấu trường quốc tế tôi thật sự thất vọng. Dường như không phải là chiếc áo dài của Việt Nam mà hao hao giống một vài nước khác.

Một số thiết kế đã làm nhục chiếc áo dài vì chẳng hiểu chiếc áo dài đẹp ở chỗ nào để làm tăng cái đẹp ấy lên. Áo dài đẹp ở chỗ nó nhẹ nhàng, duyên dáng, gợi cảm mà kín đáo. Vì không hiểu nên có khi chiếc áo dài bị làm thành một trang phục nặng nề với cái đuôi dài mấy chục, mấy trăm mét, hay đắp đủ thứ lông lên nó. Người mẫu sẽ không còn tự tin với một trang phục như thế, đi còn sợ ngã thì còn thi thố gì nữa… Với tình trạng loạn thiết kế trang phục dân tộc kỳ dị như vậy, tôi cho rằng tại bản thân những người thiết kế không có kiến thức.

Áo dài Việt Nam chỉ khoe sự giàu sang mà không mang bản sắc dân tộc.
Áo dài Việt Nam chỉ khoe sự giàu sang mà không mang bản sắc dân tộc.



Hoa hậu mang trang phục dân tộc thi là một cách ngoại giao văn hóa. Vậy mà chúng ta lại đem khoe những bộ trang phục thiếu bản sắc dân tộc, những bột trang phục rườm ra, kém thẩm mỹ. Rồi khoe sự giàu sang với vàng, đá quý... , đó là truyền thống hay sự trọc phú, lắm tiền? Có ai làm đại sứ văn hóa như vậy không?

Nhìn vào trang phục dân tộc là nhìn cả “bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử”. Nếu bảo rằng, các người đẹp thông qua bộ trang phục để giới thiệu vẻ đẹp văn hóa và truyền thống lịch sử của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế thì người ta khó có thể hình dung ra được trang phục dân tộc của người Việt Nam là như thế nào?

Tôi còn nhớ NTK Minh Hạnh từng nói với đại ý rằng, trang phục truyền thống ẩn chứa đằng sau nó là tinh hoa, là tâm hồn của cả một dân tộc, của cả lịch sử ngàn năm văn hiến, bởi vậy nếu có sáng tạo cũng phải sáng tạo từ cái tâm, từ tình yêu đích thực dành cho văn hóa, cho cội nguồn dân tộc. Nếu chỉ là một "cái tôi" bản ngã muốn "nổi loạn", xin đừng "nổi loạn" với trang phục truyền thống!

Đính đá, dát vàng, áo dài Việt Nam khó được tôn vinh?
  • Độc giả Phạm Văn Vĩnh (Quảng Xương, Thanh Hóa)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn