Mộc nhĩ rất tốt nhưng ăn không đúng cách sẽ biến thành 'thuốc độc' hại cả nhà

( PHUNUTODAY ) - Mộc nhĩ là một gia vị quen thuộc trong mỗi gian bếp Việt, tuy nhiên nếu không biết cách chế biến sẽ có hại cho cơ thể.

Mộc nhĩ, hay còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, tên khoa học là Auricularia auricula. Mộc nhĩ thường mọc trên những thân cây gỗ mục, ẩm ướt, lại có hình dạng giống tai người nên được gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).

hai-cach-che-bien-quen-thuoc-vo-tinh-bien-moc-nhi-thanh-chat-doc-nguy-hiem-khong-ngo-2

Theo ghi chép của sách Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, dễ dàng đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, gan, thận. Tác dụng chính của mộc nhĩ là làm mát máu, làm ngưng chảy máu ngoài da. Hay những tác dụng khác có thể kể đến như nhuận tràng, lợi trường vị, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết. Ngoài ra, mộc nhĩ còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, lỵ ra máu, đái dắt,…

Một số tác dụng của mộc nhĩ với sức khỏe

Chất xơ trong mộc nhĩ giúp ngăn ngừa táo bón

Cảm giác khi ăn mộc nhĩ tương đối giòn, điều này là do trong mộc nhĩ có chứa hàm lượng chất xơ tương đối nhiều, nó có tác dụng nâng cao sức khỏe đường ruột. Thường xuyên ăn mộc nhĩ, có thể giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất trong đường ruột, phòng ngừa táo bón và ngừa ung thư ruột kết.

Mộc nhĩ giảm độ nhớt của máu và có tác dụng tích cực đối với các bệnh tim mạch và mạch máu não

Mộc nhĩ rất giàu hoạt chất thực vật, thường xuyên ăn sẽ có tác dụng tích cực trong việc giảm độ nhớt của máu. Ăn mộc nhĩ sẽ giúp ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở người tăng huyết áp, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim; nấm mèo giúp máu lưu thông toàn thân, đưa máu lên não đầy đủ hơn nên duy trì trí nhớ tốt.

Ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch

moc-nhi-va-nhung-cong-dung-than-ki-can-phai-biet-m--1-_rfsy-1518363922-986-width500height333

Trong mộc nhĩ chứa nhiều thành phần như lecithin, cephalin, cephalin hay plasmalogen,… Đây đều là các dưỡng chất có tác dụng giảm hàm lượng cholesteron trong gan, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.

Chống oxy hóa

Mộc nhĩ có khả năng chống oxy hóa rất cao bởi nồng độ phenol cân bằng trong nó. Với công dụng này, chị em nên tận dụng để nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong.

Ngăn ngừa hiện tượng đông máu

Chất Polysaccharide có trong mộc nhĩ có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian máu không đông trong ống nghiệm và cơ thể sống.

Giảm lượng cholesteron trong máu

Bên cạnh công dụng ngăn ngừa đông máu, chất Polysaccharide cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm mức độ cholesteron trong máu, mức độ triglyceride và LDL; tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỉ lệ HDL/TC và HDL/LDL.

moc-nhi-va-nhung-cong-dung-than-ki-can-phai-biet-loi_ich_tu_moc_nhi_1-1518370123-382-width600height384

Những trường hợp ngộ độc khi ăn mộc nhĩ

Mộc nhĩ để quá lâu

Tại Chiết Giang, Trung Quốc gần đây có một gia đình 3 người phải đi cấp cứu vì ngộ độc do sử dụng mộc nhĩ ngâm qua đêm quá lâu. Người mẹ đã sử dụng mộc nhĩ ngâm hai ngày trong nước và phơi ở sân để làm món mộc nhĩ lạnh cho cả gia đình. Kết quả là cả gia đình phải đi cấp cứu, người con gái bị nặng nhất do mộc nhĩ lạnh là món cô bé thích ăn.

Khi nhập viện bác sĩ kiểm tra cho thấy cô gái trẻ có dấu hiệu suy nội tạng, người ngộ độc nặng thứ 2 chính là người mẹ. Giải thích cho điều này, bác sĩ cho biết mộc nhĩ ngâm trong nước quá lâu sẽ gây ngộ độc sinh học cấp tính.

Ăn quá nhiều mộc nhĩ

Cùng câu chuyện về loại nấm phổ biến này, ông Lai ở Quảng Châu, Trung Quốc là người rất thích ăn mộc nhĩ vì vậy trong bữa cơm tối, ông đã ăn một lượng lớn mộc nhĩ xào và phải nhập viện cấp cứu ngay trong đêm. Sau khi khám, bác sĩ tuyên bố ông bị tắc nghẽn đường ruột do ăn quá nhiều mộc nhĩ và không nhai kĩ khiến dạ dày không tiêu hóa được.

hai-cach-che-bien-quen-thuoc-vo-tinh-bien-moc-nhi-thanh-chat-doc-nguy-hiem-khong-ngo

Mẹo xử lý mộc nhĩ an toàn, tận dụng công dụng của mộc nhĩ

- Ngâm mộc nhĩ vào nước nóng: Sử dụng nước sôi để ngâm mộc nhĩ trước khi sử dụng giúp loại bỏ, giảm thiểu vi khuẩn có hại trên mộc nhĩ. Không chỉ vậy, việc ngâm mộc nhĩ trong nước vừa đun sôi giúp mộc nhĩ nở to và mềm ra giúp cho món ăn trở nên ngon miệng hơn.

- Sử dụng tinh bột loại bỏ các tạp chất có trong mộc nhĩ: Trong khi ngâm mộc nhĩ vào trong nước vừa đun sôi, chúng ta nên cho hai thìa tinh bột vào khuấy đều cùng nấm. Lúc này các tạp chất trong nấm sẽ được loại bỏ dễ dàng.

- Không nên nấu kèm mộc nhĩ với ốc: Từ đặc tính của thực phẩm, ốc và mộc nhĩ đều có tính hàn, nếu được sử dụng đồng thời có thể dẫn đến tiêu chảy hay các bệnh lý về ruột khác.

- Không nên ngâm mộc nhĩ quá 8 tiếng: Vào mùa hè, nhiệt độ không khí thường rất cao, việc ngâm mộc nhĩ quá lâu trong môi trường nhiệt độ lớn hơn 20 độ C khiến mộc nhĩ phân hủy nhanh và tạo ra nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe của của bạn.

4 bước lựa chọn mộc nhĩ trước khi sử dụng

- Quan sát: Mộc nhĩ thường có màu đen sậm ở mặt trước và màu đen xám ở mặt sau. Một số thương nhân vì mục đích lợi nhuận thường dùng chất hóa học nhuộm đen mộc nhĩ vì vậy chúng ta cần quan sát cẩn thận trước khi mua.

- Cầm: Mộc nhĩ ngon thường chứa rất ít nước và trọng lượng rất nhẹ. Khi bạn cầm mộc nhĩ trong lòng bạn tay, bạn cảm thấy trọng lượng mộc nhĩ rất nhẹ và dễ bị rách khi dùng tay vò thì đó chính là mộc nhĩ ngon.

moc-nhi-rat-tot-doi-voi-suc-khoe-nhung-se-chuyen-thanh-doc-neu-ngam-vuot-qua-thoi-gian-nay-m---c-nh---3_result-1546655996-11-width640height384

- Ngửi: Mộc nhĩ tươi không có mùi khó chịu, trong trường hợp mộc nhĩ bị hỏng sẽ phát hiện ra mùi thối và mùi mốc.

- Nếm: Khi chọn mộc nhĩ, chúng ta có thể dùng đầu lưỡi nếm thử. Mộc nhĩ sạch khi chưa được chế biến sẽ không có mùi vị, nếu như chúng ta cảm nhận được mùi vị sau khi nếm thử đồng nghĩa với việc mộc nhĩ đã bị thêm các chất phụ gia, không nên sử dụng.

Những người không nên ăn mộc nhĩ

- Phụ nữ mang thai: Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.

- Người tiêu hóa kém: Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

cha-dau-phu-la-lot

- Người có có địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ...

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn