Khám phá tiềm lực Không quân Hải quân Việt Nam

Không quân về Quân chủng Hải quân.
Mới đây, Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân, cũng đã khẳng định rằng quân chủng đang có bước phát triển mạnh về lực lượng, phương tiện, trang bị, từng bước hình thành đủ 5 binh chủng gồm: tàu mặt nước; tàu ngầm; không quân hải quân; tên lửa pháo bờ; hải quân đánh bộ. (Ảnh trực thăng vận tải tầm xa EC225 Super Puma)

Mới đây, Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân, cũng đã khẳng định rằng quân chủng đang có bước phát triển mạnh về lực lượng, phương tiện, trang bị, từng bước hình thành đủ 5 binh chủng gồm: tàu mặt nước; tàu ngầm; không quân hải quân; tên lửa pháo bờ; hải quân đánh bộ. (Ảnh trực thăng vận tải tầm xa EC225 Super Puma)

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng quân chủng hải quân chính quy, hiện đại có đủ các thành phần lực lượng binh chủng tác chiến trên biển, trong đó có lực lượng chuyên trách đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ phong tỏa và chống phong tỏa sông, biển với vũ khí trang bị hiện đại.

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng quân chủng hải quân chính quy, hiện đại có đủ các thành phần lực lượng binh chủng tác chiến trên biển, trong đó có lực lượng chuyên trách đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ phong tỏa và chống phong tỏa sông, biển với vũ khí trang bị hiện đại.

Sau khi được thành lập, lực lượng Không quân Hải quân sẽ sở hữu nhiều máy bay hiện đại, phục vụ cho tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự, trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước, tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt…

Sau khi được thành lập, lực lượng Không quân Hải quân sẽ sở hữu nhiều máy bay hiện đại, phục vụ cho tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự, trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, trên mặt nước, tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn và phòng chống bão lụt…

Với sự ra đời của lực lượng không quân trực thuộc, Hải quân Việt Nam như được chắp thêm đôi cánh để có thể bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc.

Với sự ra đời của lực lượng không quân trực thuộc, Hải quân Việt Nam như được chắp thêm đôi cánh để có thể bảo vệ vững chắc vùng trời, vùng biển đảo của Tổ quốc.

Các loại máy bay của Không quân Hải quân ban đầu có Kamov Ka-27, EC225 Super Puma, DHC-6 Twin Otter... Mới đây, có thông tin Việt Nam quan tâm tới máy bay tuần tra biển - săn ngầm P-3 Orion của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). (Ảnh P-3 Orion)

Các loại máy bay của Không quân Hải quân ban đầu có Kamov Ka-27, EC225 Super Puma, DHC-6 Twin Otter... Mới đây, có thông tin Việt Nam quan tâm tới máy bay tuần tra biển - săn ngầm P-3 Orion của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). (Ảnh P-3 Orion)

Riêng DHC-6 Twin Otter Series 400 mà Việt Nam mua từ tập đoàn Viking Air của Canada là loại máy bay hiện đại, có thể hạ/cất cánh cả trên cạn lẫn dưới nước, trên đường băng xấu, đường băng ngắn, có tầm bay khá xa và có thể bay thấp, bay chậm, phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm cứu nạn trên biển. Nằm trong hợp đồng mua 6 chiếc DHC-6 cho Không quân Hải quân, Việt Nam đã gửi các phi công tới Canada đào tạo. Theo thông tin của Viking Air, đợt đào tạo đầu tiên hoàn tất vào đầu tháng 7 này.

Riêng DHC-6 Twin Otter Series 400 mà Việt Nam mua từ tập đoàn Viking Air của Canada là loại máy bay hiện đại, có thể hạ/cất cánh cả trên cạn lẫn dưới nước, trên đường băng xấu, đường băng ngắn, có tầm bay khá xa và có thể bay thấp, bay chậm, phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, tìm kiếm cứu nạn trên biển. Nằm trong hợp đồng mua 6 chiếc DHC-6 cho Không quân Hải quân, Việt Nam đã gửi các phi công tới Canada đào tạo. Theo thông tin của Viking Air, đợt đào tạo đầu tiên hoàn tất vào đầu tháng 7 này.

Phi công Việt Nam lái máy bay DHC-6 Twin Otter bay trên vùng bờ biển tỉnh bang British Columbia, miền tây Canada

Phi công Việt Nam lái máy bay DHC-6 Twin Otter bay trên vùng bờ biển tỉnh bang British Columbia, miền tây Canada

Các phi công Việt Nam tham gia đợt đào tạo, huấn luyện đầu tiên theo thỏa thuận mua máy bay DHC-6 Twin Otter

Các phi công Việt Nam tham gia đợt đào tạo, huấn luyện đầu tiên theo thỏa thuận mua máy bay DHC-6 Twin Otter

Buồng lái rất hiện đại với hệ thống điện tử Honeywell Primus Apex của một chiếc DHC-6 Twin Otter

Buồng lái rất hiện đại với hệ thống điện tử Honeywell Primus Apex của một chiếc DHC-6 Twin Otter

Chuyên gia Canada giới thiệu về DHC-6 Twin Otter cho các học viên Việt Nam

Chuyên gia Canada giới thiệu về DHC-6 Twin Otter cho các học viên Việt Nam

DHC-6 Twin Otter sơn cờ Việt Nam hạ cánh sau khi bay thử nghiệm

DHC-6 Twin Otter sơn cờ Việt Nam hạ cánh sau khi bay thử nghiệm

Máy bay cất cánh trên nền cỏ tại sân bay Hope, bên ngoài thành phố Vancouver ở tỉnh bang British Columbia

Máy bay cất cánh trên nền cỏ tại sân bay Hope, bên ngoài thành phố Vancouver ở tỉnh bang British Columbia

Phi công Việt Nam điều khiển DHC-6 Twin Otter hạ và cất cánh trên mặt nước

Phi công Việt Nam điều khiển DHC-6 Twin Otter hạ và cất cánh trên mặt nước

DHC-6 Twin Otter được trang bị hai động cơ cánh quạt, tầm bay tối đa 1.832 km, tổ lái từ 1 - 2 người. Hiện quân đội nhiều nước như Mỹ, Canada, Úc,  Pháp… đang sử dụng các phiên bản khác nhau của DHC-6 Twin Otter (Tổng hợp từ TNO, Phunutoday, ĐVO)

DHC-6 Twin Otter được trang bị hai động cơ cánh quạt, tầm bay tối đa 1.832 km, tổ lái từ 1 - 2 người. Hiện quân đội nhiều nước như Mỹ, Canada, Úc, Pháp… đang sử dụng các phiên bản khác nhau của DHC-6 Twin Otter (Tổng hợp từ TNO, Phunutoday, ĐVO)