Mỹ không đồn trú lâu dài ở Philippines,TQ liên tục quấy Senkaku

Mỹ sẽ không đồn trú lâu dài ở Philippines, Lý Quang Diệu đánh giá lãnh đạo Trung Quốc, Tàu Trung Quốc xuất hiện ngày 26 liên tiếp ở Senkaku, Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên...là tin tức thời sự chính ngày 12/8.
Mới đây, Trưởng nhóm đàm phán Philippines, ông Carlos Sorreta cho biết, vào thứ Tư (14/8) tới đây, các quan chức Manila và Washington sẽ mở các cuộc đàm phán để bàn về một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines.

Mới đây, Trưởng nhóm đàm phán Philippines, ông Carlos Sorreta cho biết, vào thứ Tư (14/8) tới đây, các quan chức Manila và Washington sẽ mở các cuộc đàm phán để bàn về một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines.

Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin của Philippines cho biết họ sẽ tham gia vào quá trình đàm phán với Mỹ. Họ không đề cập đến Trung Quốc một cách trực tiếp nhưng đã nhiều lần nhấn mạnh các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ và sự cần thiết phải nâng cấp quân đội để bảo vệ lãnh hải của họ ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố 'chủ quyền' hầu như toàn bộ.

Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Albert del Rosario và Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin của Philippines cho biết họ sẽ tham gia vào quá trình đàm phán với Mỹ. Họ không đề cập đến Trung Quốc một cách trực tiếp nhưng đã nhiều lần nhấn mạnh các vấn đề đã xảy ra trong quá khứ và sự cần thiết phải nâng cấp quân đội để bảo vệ lãnh hải của họ ở Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tuyên bố "chủ quyền" hầu như toàn bộ.

Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin cho biết sự tăng cường hiện diện của Mỹ sẽ không lâu dài và sẽ tuân thủ hiến pháp Philippines ( hiến pháp nước này cấm quân đội nước ngoài đồn trú). Hoạt động này cũng nhằm tăng thêm nguồn lực và đào tạo để ứng phó với thiên tai ở quốc gia thường xuyên bị tàn phá bởi bão và động đất.

Bộ trưởng Quốc phòng Gazmin cho biết sự tăng cường hiện diện của Mỹ sẽ không lâu dài và sẽ tuân thủ hiến pháp Philippines ( hiến pháp nước này cấm quân đội nước ngoài đồn trú). Hoạt động này cũng nhằm tăng thêm nguồn lực và đào tạo để ứng phó với thiên tai ở quốc gia thường xuyên bị tàn phá bởi bão và động đất.

Sự hiện diện của quân đội nước ngoài là một vấn đề nhạy cảm ở Philippines. Căng thẳng lãnh thổ âm ỉ ở Biển Đông đã khiến Philippines chuyển trọng tâm bảo vệ biên giới sang bảo vệ lãnh hải. Ông Gazmin đã khẳng định rằng Mỹ sẽ chỉ được phép có mặt tại các căn cứ quân đội Philippines hiện có. Hai bên sẽ phải thương lượng về thời gian của mọi thỏa thuận thêm quân, máy bay, tàu và các thiết bị quân sự khác của Mỹ

Sự hiện diện của quân đội nước ngoài là một vấn đề nhạy cảm ở Philippines. Căng thẳng lãnh thổ âm ỉ ở Biển Đông đã khiến Philippines chuyển trọng tâm bảo vệ biên giới sang bảo vệ lãnh hải. Ông Gazmin đã khẳng định rằng Mỹ sẽ chỉ được phép có mặt tại các căn cứ quân đội Philippines hiện có. Hai bên sẽ phải thương lượng về thời gian của mọi thỏa thuận thêm quân, máy bay, tàu và các thiết bị quân sự khác của Mỹ

Trong cuốn sách vừa ra mắt, người sáng lập Singapore Lý Quang Diệu đã đưa ra những đánh giá về lãnh đạo Trung Quốc. Ông Lý cho biết đã  từng gặp tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời hậu chiến, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.

Trong cuốn sách vừa ra mắt, người sáng lập Singapore Lý Quang Diệu đã đưa ra những đánh giá về lãnh đạo Trung Quốc. Ông Lý cho biết đã từng gặp tất cả các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời hậu chiến, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.

Trong cuốn sách mới ra mắt, Lý kể rằng ông gặp ông Tập tháng 11/2007 sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc được bầu vào Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị. “Ông ấy tác động đến tôi nhờ có quan điểm rộng lớn”, cựu thủ tướng Singapore nhận xét rằng ông Tập đã vượt qua thật nhiều bài thử thách khó khăn để tiến lên trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tôi xếp ông ấy ngang hàng với những người như Nelson Mandela”.

Trong cuốn sách mới ra mắt, Lý kể rằng ông gặp ông Tập tháng 11/2007 sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc được bầu vào Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị. “Ông ấy tác động đến tôi nhờ có quan điểm rộng lớn”, cựu thủ tướng Singapore nhận xét rằng ông Tập đã vượt qua thật nhiều bài thử thách khó khăn để tiến lên trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tôi xếp ông ấy ngang hàng với những người như Nelson Mandela”.

Trong một diễn biến khác, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 11/8 phát hiện ba tàu tuần tra bờ biển của Trung Quốc di chuyển xung quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông mà Tokyo đang kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Đây ngày thứ 26 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này.

Trong một diễn biến khác, lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 11/8 phát hiện ba tàu tuần tra bờ biển của Trung Quốc di chuyển xung quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông mà Tokyo đang kiểm soát, nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Đây ngày thứ 26 liên tiếp tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực này.

Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) hôm nay công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử quốc hội, trong đó đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen giành được nhiều phiếu nhất. CPP, đảng cầm quyền tại Campuchia, giành đa số phiếu ở 19 trên 24 tỉnh của nước này, AFP đưa tin.

Ủy ban bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) hôm nay công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử quốc hội, trong đó đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen giành được nhiều phiếu nhất. CPP, đảng cầm quyền tại Campuchia, giành đa số phiếu ở 19 trên 24 tỉnh của nước này, AFP đưa tin.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, Đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) cho biết sẽ không chấp nhận các kết quả mới nhất vì chính phủ đã không giải quyết những cáo buộc của đảng này về tình trạng gian lận bầu cử. Đảng này cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế không công nhận kết quả bầu cử.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, Đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) cho biết sẽ không chấp nhận các kết quả mới nhất vì chính phủ đã không giải quyết những cáo buộc của đảng này về tình trạng gian lận bầu cử. Đảng này cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế không công nhận kết quả bầu cử.

Ấn Độ  hôm nay (12/8) sẽ hạ thủy con tàu sân bay đầu tiên do nước này tự chế tạo. Bước đột phá này sẽ đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới có khả năng chế tạo được tàu sân bay.Chiếc tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo nặng 37.500 tấn này được đóng theo các tiêu chuẩn mới của thế giới về kích thước và độ phức tạp. Tàu có chiều dài 260 mét và rộng 60 mét.

Ấn Độ hôm nay (12/8) sẽ hạ thủy con tàu sân bay đầu tiên do nước này tự chế tạo. Bước đột phá này sẽ đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới có khả năng chế tạo được tàu sân bay.Chiếc tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự chế tạo nặng 37.500 tấn này được đóng theo các tiêu chuẩn mới của thế giới về kích thước và độ phức tạp. Tàu có chiều dài 260 mét và rộng 60 mét.

Ngày 11/8, Mỹ đã tái mở cửa đại sứ quán và các lãnh sự quán tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sau một tuần đóng cửa. Mặc dù việc đóng cửa đã khiến công việc cấp visa bị gián đoạn, song nhiều công dân Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất tỏ ra 'cảm thông' vì sự việc này liên quan đến vấn đề an ninh. Tuần qua, Mỹ đã đóng cửa 22 đại sứ quán ở khắp Trung Đông và Bắc Phi do mối đe dọa an ninh từ mạng lưới al-Qaeda và các tổ chức khủng bố liên quan.

Ngày 11/8, Mỹ đã tái mở cửa đại sứ quán và các lãnh sự quán tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sau một tuần đóng cửa. Mặc dù việc đóng cửa đã khiến công việc cấp visa bị gián đoạn, song nhiều công dân Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất tỏ ra "cảm thông" vì sự việc này liên quan đến vấn đề an ninh. Tuần qua, Mỹ đã đóng cửa 22 đại sứ quán ở khắp Trung Đông và Bắc Phi do mối đe dọa an ninh từ mạng lưới al-Qaeda và các tổ chức khủng bố liên quan.

Ngày 11/8, Ấn Độ và Pakistan lại cáo buộc binh sĩ của nhau nổ súng vô cớ tại khu vực giới tuyến 2 nước, dẫn đến 'giao tranh nhỏ'. Hãng tin PTI dẫn lời một sĩ quan thuộc Lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ (IBSF) cho hay lực lượng Pakistan bắn vào một chốt biên phòng ở thành phố Jammu thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến một nhân viên IBSF trọng thương. Trong khi đó, giới chức Pakistan nói với AFP rằng chính IBSF tấn công nhiều chốt biên phòng của nước này gần thành phố Sialkot thuộc tỉnh Punjab nhưng không nói rõ tình hình thương vong.

Ngày 11/8, Ấn Độ và Pakistan lại cáo buộc binh sĩ của nhau nổ súng vô cớ tại khu vực giới tuyến 2 nước, dẫn đến 'giao tranh nhỏ'. Hãng tin PTI dẫn lời một sĩ quan thuộc Lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ (IBSF) cho hay lực lượng Pakistan bắn vào một chốt biên phòng ở thành phố Jammu thuộc bang Jammu và Kashmir, khiến một nhân viên IBSF trọng thương. Trong khi đó, giới chức Pakistan nói với AFP rằng chính IBSF tấn công nhiều chốt biên phòng của nước này gần thành phố Sialkot thuộc tỉnh Punjab nhưng không nói rõ tình hình thương vong.

Khoảng 1 tuần qua, khu vực giới tuyến Ấn Độ - Pakistan trở nên căng thẳng sau một loạt cáo buộc của cả 2 bên. Cách đây 4 ngày, Islamabad cũng đã tố binh sĩ của New Delhi bắn trọng thương một người dân tại khu vực tranh chấp Kashmir. Trong khi đó, Ấn Độ cho hay 5 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong vụ nổ súng của lính Pakistan đêm 5.8. Những diễn biến trên đang đe dọa nỗ lực nối lại hòa đàm của chính phủ 2 nước. (Tổng hợp từ Vietnam Plus, VOV, VNE)

Khoảng 1 tuần qua, khu vực giới tuyến Ấn Độ - Pakistan trở nên căng thẳng sau một loạt cáo buộc của cả 2 bên. Cách đây 4 ngày, Islamabad cũng đã tố binh sĩ của New Delhi bắn trọng thương một người dân tại khu vực tranh chấp Kashmir. Trong khi đó, Ấn Độ cho hay 5 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong vụ nổ súng của lính Pakistan đêm 5.8. Những diễn biến trên đang đe dọa nỗ lực nối lại hòa đàm của chính phủ 2 nước. (Tổng hợp từ Vietnam Plus, VOV, VNE)