Những hình ảnh đẹp năm 2015 lay động mọi trái tim

(Phunutoday) - Năm 2015 sắp đi qua với nhiều sự kiện lớn được cả thế giới quan tâm. Có những khoảnh khắc được ghi lại đã đi sâu vào trái tim của mỗi người...
Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria với khuôn mặt thơ ngây đang giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên. Ảnh: Daily Mail

Bé Adi Hudea, 4 tuổi, người Syria với khuôn mặt thơ ngây đang giơ tay đầu hàng vì tưởng máy ảnh là súng khi phóng viên chụp em tại trại tị nạn Atmen ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Bức ảnh cho thấy hậu quả khủng khiếp của cuộc nội chiến ở Syria và số phận đáng thương của dân thường vô tội, khiến những đứa trẻ mất tính hồn nhiên. Ảnh: Daily Mail

Bé trai Syria 3 tuổi Alan Kurdi trôi dạt vào bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi thuyền chở người tị nạn dạt vào bờ ngày 2/9. Thuyền chở gia đình bé Aylan cùng những người khác gặp nạn khi đang trên đường tới đảo Kos, Hy Lạp. Bức ảnh gây chấn động thế giới và khắc họa rõ nét nhất về thảm cảnh của người tị nạn. Ảnh: AP

Bé trai Syria 3 tuổi Alan Kurdi trôi dạt vào bờ biển gần khu nghỉ dưỡng Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi thuyền chở người tị nạn dạt vào bờ ngày 2/9. Thuyền chở gia đình bé Aylan cùng những người khác gặp nạn khi đang trên đường tới đảo Kos, Hy Lạp. Bức ảnh gây chấn động thế giới và khắc họa rõ nét nhất về thảm cảnh của người tị nạn. Ảnh: AP

Bé gái Darina Gromova, 10 tháng tuổi chăm chú nhìn các máy bay đỗ ở phi trường Nga trước khi lên chuyến bay tới Ai Cập đã trở thành biểu tượng đau thương trong vụ tai nạn khiến 224 người chết. Phi cơ A321-200 của hãng Kogalymavia (Nga) bị chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Ai Cập bắn hạ khi bay qua không phận bán đảo Sinai. Đây được cho là thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất của Nga. Ảnh: RT

Bé gái Darina Gromova, 10 tháng tuổi chăm chú nhìn các máy bay đỗ ở phi trường Nga trước khi lên chuyến bay tới Ai Cập đã trở thành biểu tượng đau thương trong vụ tai nạn khiến 224 người chết. Phi cơ A321-200 của hãng Kogalymavia (Nga) bị chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Ai Cập bắn hạ khi bay qua không phận bán đảo Sinai. Đây được cho là thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất của Nga. Ảnh: RT

Cảnh sát Macedonia bế một bé trai di cư khi đoàn người chạy trốn bạo lực, đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi cố gắng xâm phạm lãnh thổ từ bên kia biên giới với Hy Lạp hôm 2/9. Đoàn người nhập cư muốn vượt qua Macedonia để tới các nước giàu có ở phía Tây châu Âu. Ảnh: Reuters

Cảnh sát Macedonia bế một bé trai di cư khi đoàn người chạy trốn bạo lực, đói nghèo ở Trung Đông và châu Phi cố gắng xâm phạm lãnh thổ từ bên kia biên giới với Hy Lạp hôm 2/9. Đoàn người nhập cư muốn vượt qua Macedonia để tới các nước giàu có ở phía Tây châu Âu. Ảnh: Reuters

Một người đàn ông bế con trên vai khi anh cùng đoàn người di cư vượt qua hàng rào cảnh sát tại trạm Tovarnik để lên tàu tới thủ đô Zagreb của Croatia ngày 17/9. Người nhập từ Serbia tràn vào Croatia hai ngày sau khi Hungary đóng cửa biên giới. Khủng hoảng nhập cư khiến Liên minh châu Âu bất đồng về cách thức xử lý. Ảnh: Getty

Một người đàn ông bế con trên vai khi anh cùng đoàn người di cư vượt qua hàng rào cảnh sát tại trạm Tovarnik để lên tàu tới thủ đô Zagreb của Croatia ngày 17/9. Người nhập từ Serbia tràn vào Croatia hai ngày sau khi Hungary đóng cửa biên giới. Khủng hoảng nhập cư khiến Liên minh châu Âu bất đồng về cách thức xử lý. Ảnh: Getty

Suresh Parihar hôn con gái 8 tháng tuổi Sandhaya khi anh điều trị vết thương tại một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu của Nepal sau trận động đất. Bức ảnh khiến người xem suy ngẫm về ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với nạn nhân trong thảm kịch là rất mong manh. Ảnh: AFP

Suresh Parihar hôn con gái 8 tháng tuổi Sandhaya khi anh điều trị vết thương tại một bệnh viện ở thủ đô Kathmandu của Nepal sau trận động đất. Bức ảnh khiến người xem suy ngẫm về ranh giới giữa sự sống và cái chết đối với nạn nhân trong thảm kịch là rất mong manh. Ảnh: AFP

Bức ảnh chụp ông bố Syria bế con gái trên vai và bán bút giữa đường phố Lebanon thu hút sự chú ý của hàng nghìn người. “Bức ảnh vô cùng xúc động. Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, nhà hoạt động Gissur Simonarson tới từ thành phố Oslo (Na Uy) - người chia sẻ bức hình lên Twitter nói. Ảnh: Twitter/RT

Bức ảnh chụp ông bố Syria bế con gái trên vai và bán bút giữa đường phố Lebanon thu hút sự chú ý của hàng nghìn người. “Bức ảnh vô cùng xúc động. Bạn nhìn khuôn mặt và cách người cha giữ những chiếc bút như thể chúng là tất cả mọi thứ anh có trên thế giới này”, nhà hoạt động Gissur Simonarson tới từ thành phố Oslo (Na Uy) - người chia sẻ bức hình lên Twitter nói. Ảnh: Twitter/RT

Phụ nữ và trẻ em người dân tộc Rohingya nằm ngủ tại một trại tạm trú ở Langsa, tỉnh Aceh, Indonesia ngày 17/5. Các di dân nói không thể trở về Myanmar, bởi họ không được thừa nhận là công dân nước này và thường bị ngược đãi. Những con thuyền chở 2.000 người di cư đói khát và tuyệt vọng đã cập bến Indonesia, Malaysia và Thái Lan, trong khi hàng nghìn người khác được cho là vẫn trôi dạt trên biển. Những kẻ buôn người đã bỏ rơi họ, trong khi các nước chưa sẵn sàng tiếp nhận họ. Ảnh: AP

Phụ nữ và trẻ em người dân tộc Rohingya nằm ngủ tại một trại tạm trú ở Langsa, tỉnh Aceh, Indonesia ngày 17/5. Các di dân nói không thể trở về Myanmar, bởi họ không được thừa nhận là công dân nước này và thường bị ngược đãi. Những con thuyền chở 2.000 người di cư đói khát và tuyệt vọng đã cập bến Indonesia, Malaysia và Thái Lan, trong khi hàng nghìn người khác được cho là vẫn trôi dạt trên biển. Những kẻ buôn người đã bỏ rơi họ, trong khi các nước chưa sẵn sàng tiếp nhận họ. Ảnh: AP

Người dân khóc khi hai thanh niên kéo ông ra khỏi ngôi nhà đổ nát tại Bhaktapur, Nepal sau trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4. Thảm họa khiến 8.000 người chết và 16.000 người khác bị thương. Trận động đất cũng gây ra lở tuyết trên núi Everest làm 14 người thiệt mạng. Ảnh: AP

Người dân khóc khi hai thanh niên kéo ông ra khỏi ngôi nhà đổ nát tại Bhaktapur, Nepal sau trận động đất mạnh 7,9 độ Richter ngày 25/4. Thảm họa khiến 8.000 người chết và 16.000 người khác bị thương. Trận động đất cũng gây ra lở tuyết trên núi Everest làm 14 người thiệt mạng. Ảnh: AP

Một phụ nữ ôm nấm mồ em trai ở nghĩa trang quốc gia Liberia hôm 11/3. Nơi đây được xây dựng để chôn cất những người thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola. Ảnh: CNN

Một phụ nữ ôm nấm mồ em trai ở nghĩa trang quốc gia Liberia hôm 11/3. Nơi đây được xây dựng để chôn cất những người thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola. Ảnh: CNN

Tuyết phủ trắng tang lễ trung tá phi công Oleg Peshkov, người thiệt mạng khi nhảy dù khỏi chiếc Su-24 của Không quân Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 24/11. Lễ tang phi công Peshkov diễn ra tại quê nhà Lipetsk theo nguyện vọng của gia đình. Ông được phong tặng Huân chương Anh hùng cao quý nhất của nước Nga. Ảnh: Reuters

Tuyết phủ trắng tang lễ trung tá phi công Oleg Peshkov, người thiệt mạng khi nhảy dù khỏi chiếc Su-24 của Không quân Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 24/11. Lễ tang phi công Peshkov diễn ra tại quê nhà Lipetsk theo nguyện vọng của gia đình. Ông được phong tặng Huân chương Anh hùng cao quý nhất của nước Nga. Ảnh: Reuters

Bà Lee Jin Goo, công dân Hàn Quốc, không kìm được nước mắt bởi sau rất nhiều năm mới gặp anh trai Lee Yong Goo đang sống ở Triều Tiên. Họ gặp nhau trong cuộc đoàn tụ hiếm hoi giữa hai miền Triều Tiên ngày 20/10. Ảnh: AP

Bà Lee Jin Goo, công dân Hàn Quốc, không kìm được nước mắt bởi sau rất nhiều năm mới gặp anh trai Lee Yong Goo đang sống ở Triều Tiên. Họ gặp nhau trong cuộc đoàn tụ hiếm hoi giữa hai miền Triều Tiên ngày 20/10. Ảnh: AP

Tháp Eiffel ở Paris tỏa ánh sáng theo ba màu trên quốc kỳ Pháp hôm 16/11, sau vụ khủng bố vào các nhà hàng, nhà hát và sân vận động thủ đô làm 130 người chết. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất vào Paris kể từ Thế chiến II. Đây là lần thứ hai trong năm Paris rúng động vì bị tấn công khủng bố. Vụ xả súng đẫm máu hôm 7/1 tại trụ sở tạp chí trào phúng Charlie Hebdo cướp đi sinh mạng của 12 người, trong đó có nhiều họa sĩ nổi tiếng. Ảnh: AP

Tháp Eiffel ở Paris tỏa ánh sáng theo ba màu trên quốc kỳ Pháp hôm 16/11, sau vụ khủng bố vào các nhà hàng, nhà hát và sân vận động thủ đô làm 130 người chết. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất vào Paris kể từ Thế chiến II. Đây là lần thứ hai trong năm Paris rúng động vì bị tấn công khủng bố. Vụ xả súng đẫm máu hôm 7/1 tại trụ sở tạp chí trào phúng Charlie Hebdo cướp đi sinh mạng của 12 người, trong đó có nhiều họa sĩ nổi tiếng. Ảnh: AP

Một nhân viên cứu hộ được trực thăng kéo lên tại hiện trường tai nạn máy bay ở vùng núi Alpes, Pháp, hôm 26/3. Cơ phó của một chuyến bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings đã cố tình khóa cửa buồng lái, mặc những tiếng đập cửa và la hét của cơ trưởng và hành khách. Chỉ trong vài giây, y lao máy bay xuống núi với vận tốc lớn và giết chết 150 người. Ảnh: AP

Một nhân viên cứu hộ được trực thăng kéo lên tại hiện trường tai nạn máy bay ở vùng núi Alpes, Pháp, hôm 26/3. Cơ phó của một chuyến bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings đã cố tình khóa cửa buồng lái, mặc những tiếng đập cửa và la hét của cơ trưởng và hành khách. Chỉ trong vài giây, y lao máy bay xuống núi với vận tốc lớn và giết chết 150 người. Ảnh: AP

Hình ảnh nam thanh niên toàn thân đầy bùn đất, đang uống chai nước sau 10 tiếng giải cứu thành công bé gái 7 tuổi, bị lọt xuống khe sâu 13m khiến cộng đồng xúc động. Xem xong tấm hình này, nhiều người phong cho anh là \'Thạch Sanh thời hiện đại\' vì anh đã không ngại khổ cực để cứu bé gái kẹt dưới khe giếng khoan sâu 13m tại ấp Tân An, xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Ảnh: Quỳnh Hương

Hình ảnh nam thanh niên toàn thân đầy bùn đất, đang uống chai nước sau 10 tiếng giải cứu thành công bé gái 7 tuổi, bị lọt xuống khe sâu 13m khiến cộng đồng xúc động. Xem xong tấm hình này, nhiều người phong cho anh là \"Thạch Sanh thời hiện đại\" vì anh đã không ngại khổ cực để cứu bé gái kẹt dưới khe giếng khoan sâu 13m tại ấp Tân An, xã Tân Vĩnh Hiệp, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Ảnh: Quỳnh Hương

Trong lễ tốt nghiệp của trường Đại học Văn Lang ngày 28/6, nhiều người đã rơi nước mắt khi tên của kiến trúc sư Nguyễn Đức Huy (23 tuổi, quê An Giang, sinh viên K16) được xướng lên, cùng lúc với tấm di ảnh của nam sinh xuất hiện trên màn hình lớn. Do qua đời đột ngột, nhà trường vẫn quyết định làm lễ trao bằng tốt nghiệp cho nam sinh này. Người lên nhận bằng là cha của Huy. Hình ảnh ngay sau đó đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ của cộng đồng. Ảnh: ĐH Văn Lang

Trong lễ tốt nghiệp của trường Đại học Văn Lang ngày 28/6, nhiều người đã rơi nước mắt khi tên của kiến trúc sư Nguyễn Đức Huy (23 tuổi, quê An Giang, sinh viên K16) được xướng lên, cùng lúc với tấm di ảnh của nam sinh xuất hiện trên màn hình lớn. Do qua đời đột ngột, nhà trường vẫn quyết định làm lễ trao bằng tốt nghiệp cho nam sinh này. Người lên nhận bằng là cha của Huy. Hình ảnh ngay sau đó đã nhận được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ của cộng đồng. Ảnh: ĐH Văn Lang

Trà Mi (T/h)