Những vũ khí chủ chốt trong chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên không chỉ là cuộc đọ sức về quân binh, mà còn là cuộc cạnh tranh khốc liệt về trình độ kỹ thuật, được thể hiện qua các loại máy bay và xe tăng của những bên đối đầu.
Mig-15 do Liên Xô sản xuất và trở nên nổi tiếng khi tham gia chiến tranh Triều Tiên. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nó vượt trội hơn tất cả các máy bay tiêm kích cánh thẳng khác của kẻ thù. Nó cũng là điểm khởi đầu cho việc phát triển máy bay hiện đại hơn là Mig-17. Mig-15 có thể là máy bay được sản xuất rộng rãi nhất từ trước đến nay, với số lượng lên tới 12.000 chiếc. Mig-15 có tầm bay: 1.200 km, vận tốc: 1.000 km/h, trần bay: 15.000 m, vũ khí: 2 pháo NR-23 23 mm, pháo Nudelman-37 37 mm, 2 quả bom, mỗi quả nặng 100 kg

Mig-15 do Liên Xô sản xuất và trở nên nổi tiếng khi tham gia chiến tranh Triều Tiên. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, nó vượt trội hơn tất cả các máy bay tiêm kích cánh thẳng khác của kẻ thù. Nó cũng là điểm khởi đầu cho việc phát triển máy bay hiện đại hơn là Mig-17. Mig-15 có thể là máy bay được sản xuất rộng rãi nhất từ trước đến nay, với số lượng lên tới 12.000 chiếc. Mig-15 có tầm bay: 1.200 km, vận tốc: 1.000 km/h, trần bay: 15.000 m, vũ khí: 2 pháo NR-23 23 mm, pháo Nudelman-37 37 mm, 2 quả bom, mỗi quả nặng 100 kg

 F-86 Sabre là chiến đấu cơ cánh xuôi đầu tiên của nước Mỹ có thể đối đầu với tiêm kích Mig-15 của Liên Xô trong các cuộc không chiến tốc độ cao thời chiến tranh Triều Tiên. Theo nghiên cứu hiện đại gần đây nhất do Dorr, Lake, và Thompson thực hiện, tỷ lệ thắng:thua giữa F-86 và Mig-15 gần bằng 2:1, tức số máy bay  Mig-15 bị F-86 hạ gục gần gấp đôi số F-86 bị Mig-15 tiêu diệt. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc so sánh này là không phù hợp vì Mig-15 có mục tiêu chủ yếu là oanh tạc cơ B-29, trong khi mục tiêu chính của F-86 là Mig-15. F-86F có tầm bay: 1.900 km, vận tốc: 1.100 km/h, trần bay: 14.900 m, vũ khí: 6 súng máy 12,7 mm. Trong ảnh, ba chiếc F-86 quần thảo trên bầu trời bán đảo Triều Tiên năm 1953

F-86 Sabre là chiến đấu cơ cánh xuôi đầu tiên của nước Mỹ có thể đối đầu với tiêm kích Mig-15 của Liên Xô trong các cuộc không chiến tốc độ cao thời chiến tranh Triều Tiên. Theo nghiên cứu hiện đại gần đây nhất do Dorr, Lake, và Thompson thực hiện, tỷ lệ thắng:thua giữa F-86 và Mig-15 gần bằng 2:1, tức số máy bay Mig-15 bị F-86 hạ gục gần gấp đôi số F-86 bị Mig-15 tiêu diệt. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc so sánh này là không phù hợp vì Mig-15 có mục tiêu chủ yếu là oanh tạc cơ B-29, trong khi mục tiêu chính của F-86 là Mig-15. F-86F có tầm bay: 1.900 km, vận tốc: 1.100 km/h, trần bay: 14.900 m, vũ khí: 6 súng máy 12,7 mm. Trong ảnh, ba chiếc F-86 quần thảo trên bầu trời bán đảo Triều Tiên năm 1953

Boeing 47 Stratojet của Mỹ là một kiểu máy bay ném bom tầm trung có tải trọng bom trung bình, có khả năng bay nhanh ở tốc độ cận âm và bay cao để tránh bị phát hiện. Dù chưa tham gia vào cuộc tác chiến lớn nào, nó vẫn là trụ cột chính cho sức mạnh tấn công chiến lược của Bộ Chỉ huy không quân Mỹ trong những năm 1950.  Boeing 47 Stratojet  có vận tốc: 977 km/h, tầm bay tối đa: 6.500 km, bán kính chiến đấu: 3.200 km, trần bay: 10.100 m, vũ khí: 2 quả pháo M24A1 20 mm, 11.000 kg bom, gồm 2 bom nguyên tử hoặc 28 quả bom thông thường, mỗi quả nặng 230 kg. Ảnh: Militaryfactory

Boeing 47 Stratojet của Mỹ là một kiểu máy bay ném bom tầm trung có tải trọng bom trung bình, có khả năng bay nhanh ở tốc độ cận âm và bay cao để tránh bị phát hiện. Dù chưa tham gia vào cuộc tác chiến lớn nào, nó vẫn là trụ cột chính cho sức mạnh tấn công chiến lược của Bộ Chỉ huy không quân Mỹ trong những năm 1950. Boeing 47 Stratojet có vận tốc: 977 km/h, tầm bay tối đa: 6.500 km, bán kính chiến đấu: 3.200 km, trần bay: 10.100 m, vũ khí: 2 quả pháo M24A1 20 mm, 11.000 kg bom, gồm 2 bom nguyên tử hoặc 28 quả bom thông thường, mỗi quả nặng 230 kg. Ảnh: Militaryfactory

 P-51 Mustang là chiến đấu cơ tầm xa một ghế, có thể thả bom, được dùng trong Thế chiến thứ II và chiến tranh Triều Tiên, do hãng North American Aviation thiết kế và sản xuất.  Vào giai đoạn đầu của chiến tranh Triều Tiên, Mustang là chiến đấu cơ chính của Liên Hợp Quốc cho tới khi những chiếc khác như F-86 thay thế vai trò của nó. Khi đó, Mustang trở thành máy bay thả bom kiêm chiến đấu cơ chuyên dụng. P-51 Mustang có vận tốc tối đa: 703 km/h, tầm bay tối đa: 2.650 km, trần bay: 12.700 m, vũ khí: 6 súng máy Browning M2 12,7 mm, 400 viên đạn mỗi khẩu cho hai khẩu gắn trong, 270 viên đạn mỗi khẩu cho những khẩu gắn ngoài. 907 kg bom gắn trên hai đế, 10 quả rocket 127 mm. Ảnh: Wikipedia

P-51 Mustang là chiến đấu cơ tầm xa một ghế, có thể thả bom, được dùng trong Thế chiến thứ II và chiến tranh Triều Tiên, do hãng North American Aviation thiết kế và sản xuất. Vào giai đoạn đầu của chiến tranh Triều Tiên, Mustang là chiến đấu cơ chính của Liên Hợp Quốc cho tới khi những chiếc khác như F-86 thay thế vai trò của nó. Khi đó, Mustang trở thành máy bay thả bom kiêm chiến đấu cơ chuyên dụng. P-51 Mustang có vận tốc tối đa: 703 km/h, tầm bay tối đa: 2.650 km, trần bay: 12.700 m, vũ khí: 6 súng máy Browning M2 12,7 mm, 400 viên đạn mỗi khẩu cho hai khẩu gắn trong, 270 viên đạn mỗi khẩu cho những khẩu gắn ngoài. 907 kg bom gắn trên hai đế, 10 quả rocket 127 mm. Ảnh: Wikipedia

 Pháo đài bay B-29 là máy bay ném bom hạng nặng sử dụng 4 động cơ cánh quạt của Mỹ. Nó từng tham gia ném bom nguyên tử tại Nhật thời Thế chiến thứ II. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, B-29 bay 20.000 lượt, thả 200.000 tấn bom, bắn rơi được 27 máy bay địch.  B-29 có vận tốc tối đa: 570 km/h, tầm bay tối đa: 9.000 km, bán kính chiến đấu: 5.230 km, trần bay: 10.200 m, vũ khí: 12 súng máy 12,7 mm Browning M2 trong những tháp điều khiển từ xa, 9.000 kg bom loại tiêu chuẩn. Một chiếc B-29 của không quân Mỹ thả bom trên bán đảo Triều Tiên trong khoảng năm 1950-1951. Ảnh: Wikipedia

Pháo đài bay B-29 là máy bay ném bom hạng nặng sử dụng 4 động cơ cánh quạt của Mỹ. Nó từng tham gia ném bom nguyên tử tại Nhật thời Thế chiến thứ II. Trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên, B-29 bay 20.000 lượt, thả 200.000 tấn bom, bắn rơi được 27 máy bay địch. B-29 có vận tốc tối đa: 570 km/h, tầm bay tối đa: 9.000 km, bán kính chiến đấu: 5.230 km, trần bay: 10.200 m, vũ khí: 12 súng máy 12,7 mm Browning M2 trong những tháp điều khiển từ xa, 9.000 kg bom loại tiêu chuẩn. Một chiếc B-29 của không quân Mỹ thả bom trên bán đảo Triều Tiên trong khoảng năm 1950-1951. Ảnh: Wikipedia

 Hiệp sĩ Đêm Douglas F3D là một máy bay tiêm kích phản lực động cơ đôi có cánh gắn giữa của Mỹ. Những chiếc F3D-2 tham gia chủ yếu trong chiến tranh Triều Tiên, tiêu diệt được nhiều máy bay địch ở đây hơn bất cứ chiến đấu cơ thuộc hải quân hay thủy quân lục chiến nào của Mỹ. Mặc dù ban đầu được thiết kế để bắn hạ oanh tạc cơ, chúng sau đó được sơn màu đen và làm nhiệm vụ hộ tống B-29 trong các trận càn đêm. Douglas F3D có vận tốc tối đa: 850 km/h, tầm bay tối đa: 2.200 km, trần bay: 11.200 m, vũ khí: 4 pháo Hispano-Suiza HS.404 20 mm, 200 viên đạn mỗi khẩu, 2 quả bom 909 kg, 4 tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow -I (đối với máy bay F3D-2M) Ảnh: Wingweb

Hiệp sĩ Đêm Douglas F3D là một máy bay tiêm kích phản lực động cơ đôi có cánh gắn giữa của Mỹ. Những chiếc F3D-2 tham gia chủ yếu trong chiến tranh Triều Tiên, tiêu diệt được nhiều máy bay địch ở đây hơn bất cứ chiến đấu cơ thuộc hải quân hay thủy quân lục chiến nào của Mỹ. Mặc dù ban đầu được thiết kế để bắn hạ oanh tạc cơ, chúng sau đó được sơn màu đen và làm nhiệm vụ hộ tống B-29 trong các trận càn đêm. Douglas F3D có vận tốc tối đa: 850 km/h, tầm bay tối đa: 2.200 km, trần bay: 11.200 m, vũ khí: 4 pháo Hispano-Suiza HS.404 20 mm, 200 viên đạn mỗi khẩu, 2 quả bom 909 kg, 4 tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow -I (đối với máy bay F3D-2M) Ảnh: Wingweb

Lockheed F-80 Shooting Star là máy bay phản lực chiến đấu thế hệ đầu tiên thành công trên thế giới. Nó đánh dấu sự khởi đầu của 'thời đại phản lực' trong Không quân Mỹ và không quân các nước khác. Xuất hiện vào những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ II,  F-80 tham chiến rộng rãi trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, do tính năng bay yếu kém hơn những chiếc Mig của Liên Xô, không lâu sau chúng được thay thế bằng F-86. F-80 Shooting Star có vận tốc tối đa: 965 km/h, tầm bay tối đa: 1.930 km, trần bay: 1.400 m, vũ khí: 6 súng máy Browning M2 12,7 mm, 300 viên đạn mỗi khẩu, 2 bom 454 kg, 8 rocket không điều khiển.

Lockheed F-80 Shooting Star là máy bay phản lực chiến đấu thế hệ đầu tiên thành công trên thế giới. Nó đánh dấu sự khởi đầu của "thời đại phản lực" trong Không quân Mỹ và không quân các nước khác. Xuất hiện vào những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ II, F-80 tham chiến rộng rãi trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, do tính năng bay yếu kém hơn những chiếc Mig của Liên Xô, không lâu sau chúng được thay thế bằng F-86. F-80 Shooting Star có vận tốc tối đa: 965 km/h, tầm bay tối đa: 1.930 km, trần bay: 1.400 m, vũ khí: 6 súng máy Browning M2 12,7 mm, 300 viên đạn mỗi khẩu, 2 bom 454 kg, 8 rocket không điều khiển.

Một chiếc F-80 thả bom napalm vào ngày 8/5/1952. Trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ ước tính thả 113 tấn bom napalm mỗi ngày, khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia

Một chiếc F-80 thả bom napalm vào ngày 8/5/1952. Trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ ước tính thả 113 tấn bom napalm mỗi ngày, khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Ảnh: Wikipedia

 Xe tăng Centurion của Anh được ra mắt năm 1945 rồi tham gia tác chiến trong chiến tranh Triều Tiên cùng quân đội Anh, thuộc lực lượng Liên Hợp Quốc. Thiết kế của nó khá phổ biến. Centurion được dùng cho tới những năm 1990. Xe tăng Centurion có khối lượng : 57 tấn, kích cỡ: 7,8 m x 3.4 m x 3m, vỏ thép (tối đa) : 152 mm, tầm bắn : 190 km, tốc độ : 34 km/h, vũ khí chính: pháo 105 mm.

Xe tăng Centurion của Anh được ra mắt năm 1945 rồi tham gia tác chiến trong chiến tranh Triều Tiên cùng quân đội Anh, thuộc lực lượng Liên Hợp Quốc. Thiết kế của nó khá phổ biến. Centurion được dùng cho tới những năm 1990. Xe tăng Centurion có khối lượng : 57 tấn, kích cỡ: 7,8 m x 3.4 m x 3m, vỏ thép (tối đa) : 152 mm, tầm bắn : 190 km, tốc độ : 34 km/h, vũ khí chính: pháo 105 mm.

 Xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee của Mỹ ban đầu được dùng để chiến đấu với các xe tăng T34-58 của Triều Tiên, nhưng hoạt động kém hơn. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, M24 được sử dụng thành công trong nhiệm vụ trinh sát. M24 Chaffee có khối lượng : 18,4 tấn, kích cỡ: 5,5 m x 2,9 m x 2,5 m, độ dày vỏ thép (tối đa) : 25 mm, tầm hoạt động : 160 km, tốc độ : 56 km/h, vũ khí chính : Pháo 75 mm.

Xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee của Mỹ ban đầu được dùng để chiến đấu với các xe tăng T34-58 của Triều Tiên, nhưng hoạt động kém hơn. Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, M24 được sử dụng thành công trong nhiệm vụ trinh sát. M24 Chaffee có khối lượng : 18,4 tấn, kích cỡ: 5,5 m x 2,9 m x 2,5 m, độ dày vỏ thép (tối đa) : 25 mm, tầm hoạt động : 160 km, tốc độ : 56 km/h, vũ khí chính : Pháo 75 mm.

M26 Pershing của Mỹ là loại xe tăng hạng nặng, tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên, sau một thời gian ngắn tham gia Thế chiến thứ II. Nó bị rút khỏi cuộc chiến trên bán đảo này vì không đủ mạnh và trục trặc kỹ thuật. M26 Pershing có, khối lượng : 41,7 tấn, kích cỡ: 8,8 m x 3,5 m x 2,8 m, vỏ thép (tối đa) : 102 mm, tầm hoạt động: 148 km, tốc độ : 45 km/h, vũ khí chính : Pháo 90 mm

M26 Pershing của Mỹ là loại xe tăng hạng nặng, tham chiến trong chiến tranh Triều Tiên, sau một thời gian ngắn tham gia Thế chiến thứ II. Nó bị rút khỏi cuộc chiến trên bán đảo này vì không đủ mạnh và trục trặc kỹ thuật. M26 Pershing có, khối lượng : 41,7 tấn, kích cỡ: 8,8 m x 3,5 m x 2,8 m, vỏ thép (tối đa) : 102 mm, tầm hoạt động: 148 km, tốc độ : 45 km/h, vũ khí chính : Pháo 90 mm

T34-85, loại xe tăng của Liên Xô, được Triều Tiên sử dụng để tấn công Hàn Quốc hồi tháng 6/1950. Nó khá thành công cho tới khi những vũ khí chống tăng được cải tiến và các xe tăng mới như M4 Sherman và Centurion tham chiến. T34-85 có khối lượng: 31,5 tấn, kích cỡ: 7,5 m x 2,4 m x 3,2 m, vỏ thép (tối đa): 90 mm, tầm hoạt động: 360 km, tốc độ: 55 km/h, vũ khí chính: Pháo 85 mm

T34-85, loại xe tăng của Liên Xô, được Triều Tiên sử dụng để tấn công Hàn Quốc hồi tháng 6/1950. Nó khá thành công cho tới khi những vũ khí chống tăng được cải tiến và các xe tăng mới như M4 Sherman và Centurion tham chiến. T34-85 có khối lượng: 31,5 tấn, kích cỡ: 7,5 m x 2,4 m x 3,2 m, vỏ thép (tối đa): 90 mm, tầm hoạt động: 360 km, tốc độ: 55 km/h, vũ khí chính: Pháo 85 mm

Pháo tự hành Su-76 của Triều Tiên do Liên Xô sản xuất. Tổng cộng có hơn 12.600 chiếc Su-76/Su-76M được chế tạo, và là loại xe quân sự phổ biến thứ hai trong Hồng quân. Nhiều nước sử dụng Su-76M cho tới giữa những năm 1980. Trong ảnh là một chiếc Su-76 bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Su-76 có khối lượng: 11,2 đến 12,35 tấn, kích cỡ: 5 m x 2,7 m x 2,2 m, vỏ thép (tối đa): 10-35 mm, tầm hoạt động : 250 km, tốc độ: 45 km/h, vũ khí chính: Pháo ZIS-3 76 mm

Pháo tự hành Su-76 của Triều Tiên do Liên Xô sản xuất. Tổng cộng có hơn 12.600 chiếc Su-76/Su-76M được chế tạo, và là loại xe quân sự phổ biến thứ hai trong Hồng quân. Nhiều nước sử dụng Su-76M cho tới giữa những năm 1980. Trong ảnh là một chiếc Su-76 bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1951. Su-76 có khối lượng: 11,2 đến 12,35 tấn, kích cỡ: 5 m x 2,7 m x 2,2 m, vỏ thép (tối đa): 10-35 mm, tầm hoạt động : 250 km, tốc độ: 45 km/h, vũ khí chính: Pháo ZIS-3 76 mm

Xe tăng hạng trung M46 Patton dựa trên thiết kế của M-26, thay thế động cơ và bộ truyền động mới. Đến cuối năm 1950, 200 chiếc xe tăng này đã ra chiến trường, chiếm 15% sức mạnh xe tăng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. M46 Patton có khối lượng: 42 tấn, kích cỡ: 8,8 m x 3,5 m x 2,8 m, vỏ thép (tối đa): 102 mm, tầm hoạt động: 148 km, tốc độ: 45 km/h, vũ khí chính: Pháo 90 mm.(Theo VNE)

Xe tăng hạng trung M46 Patton dựa trên thiết kế của M-26, thay thế động cơ và bộ truyền động mới. Đến cuối năm 1950, 200 chiếc xe tăng này đã ra chiến trường, chiếm 15% sức mạnh xe tăng Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. M46 Patton có khối lượng: 42 tấn, kích cỡ: 8,8 m x 3,5 m x 2,8 m, vỏ thép (tối đa): 102 mm, tầm hoạt động: 148 km, tốc độ: 45 km/h, vũ khí chính: Pháo 90 mm.(Theo VNE)