Tình hình biển Đông: Trung Quốc lấn tới, Nhật Bản tham gia

( PHUNUTODAY ) - Truyền thôngTQ tiếp tục tuyên truyền bóp méo sự thật bằng việc thành lập văn phòng Tân Hoa Xã ở Phú Lâm, tăng tần xuất tàu ra Hoàng Sa, Philippines và Nhật Bản diễn tập chống cướp biển là diễn biến chính tình hình biển Đông ngày 27/8

(Ảnh nóng) - Tân Hoa Xã thành lập văn phòng tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, TQ tăng tần xuất tàu chở khách, vật tư ra Hoàng Sa, Philippines và Nhật Bản tổ chức diễn tập chống cướp biển là những diễn biến chính tình hình biển Đông ngày 27/8.

Tân Hoa Xã ngày 26/8 đưa tin, ngày 25/8 hãng thông tấn này đã chính thức thành lập văn phòng tại đảo   Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), nơi   đặt trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Tân Hoa Xã ngày 26/8 đưa tin, ngày 25/8 hãng thông tấn này đã chính thức thành lập văn phòng tại đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép), nơi đặt trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

 

Nhóm quan chức đứng đầu cái gọi là “thành phố Tam Sa” cùng trưởng đại diện Tân Hoa Xã tại Phú Lâm,   Hoàng Sa đã kéo biển khai trương văn phòng đại diện của Tân Hoa Xã. Động thái đánh dấu sự tăng   cường hoạt động truyền thông về các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, núp danh cái gọi là   “thành phố Tam Sa”.
Nhóm quan chức đứng đầu cái gọi là “thành phố Tam Sa” cùng trưởng đại diện Tân Hoa Xã tại Phú Lâm, Hoàng Sa đã kéo biển khai trương văn phòng đại diện của Tân Hoa Xã. Động thái đánh dấu sự tăng cường hoạt động truyền thông về các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông, núp danh cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

 

Sau khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, một mặt Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động dân   sự, kinh tế, vơ vét tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ máy hành chính “cai trị Biển Đông”, mặt khác   truyền thông nhà nước Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về cái gọi là   “chủ quyền” đối với Biển Đông để đầu độc dư luận trong nước, đánh lừa công luận quốc tế.
Sau khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, một mặt Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động dân sự, kinh tế, vơ vét tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng, bộ máy hành chính “cai trị Biển Đông”, mặt khác truyền thông nhà nước Trung Quốc sẽ tiếp tục các hoạt động tuyên truyền bóp méo sự thật về cái gọi là “chủ quyền” đối với Biển Đông để đầu độc dư luận trong nước, đánh lừa công luận quốc tế.

 

Ngày 25/8 Tân Hoa Xã  đưa tin, bắt đầu từ 6 giờ chiều qua 24/8 tàu chở khách Quỳnh Sa 3 từ cảng   Thanh Lan, Văn Xương đảo Hải Nam đi đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi Trung Quốc vừa đặt trụ sở cái gọi   là “thành phố Tam Sa” từ 2 lần/tháng lên 4 lần/tháng.
Ngày 25/8 Tân Hoa Xã đưa tin, bắt đầu từ 6 giờ chiều qua 24/8 tàu chở khách Quỳnh Sa 3 từ cảng Thanh Lan, Văn Xương đảo Hải Nam đi đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, nơi Trung Quốc vừa đặt trụ sở cái gọi là “thành phố Tam Sa” từ 2 lần/tháng lên 4 lần/tháng.

 

Một viên chức của cái gọi là “thành phố Tam Sa” nói với Tân Hoa Xã, việc tăng tần xuất ra đảo Phú Lâm   lên gấp đôi hiện nay của tàu Quỳnh Sa 3 sẽ nâng cao năng lực đảm bảo hậu cần cho lực lượng quân sự   đồn trú (trái phép) và ngư dân Trung Quốc đưa ra quần đảo Hoàng Sa cư ngụ lâu dài (nhằm phục vụ âm   mưu độc chiếm Biển Đông - PV).
Một viên chức của cái gọi là “thành phố Tam Sa” nói với Tân Hoa Xã, việc tăng tần xuất ra đảo Phú Lâm lên gấp đôi hiện nay của tàu Quỳnh Sa 3 sẽ nâng cao năng lực đảm bảo hậu cần cho lực lượng quân sự đồn trú (trái phép) và ngư dân Trung Quốc đưa ra quần đảo Hoàng Sa cư ngụ lâu dài (nhằm phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông - PV).

 

Tàu Quỳnh Sa 3 dài 84 mét, rộng 13,8 mét, tổng trọng lượng 25000 tấn, có thể chở 200 người và 50 tấn   hàng hóa 1 lần ra đảo. Từ cảng Thanh Lan ra tới đảo Phú Lâm có khoảng cách hơn 180 hải lý (theo Tân   Hoa Xã), tàu Quỳnh Sa 3 sẽ chạy mất 15 giờ và chuyên cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho   lính, dân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa nên nó được  gọi là con tàu của sự sống.
Tàu Quỳnh Sa 3 dài 84 mét, rộng 13,8 mét, tổng trọng lượng 25000 tấn, có thể chở 200 người và 50 tấn hàng hóa 1 lần ra đảo. Từ cảng Thanh Lan ra tới đảo Phú Lâm có khoảng cách hơn 180 hải lý (theo Tân Hoa Xã), tàu Quỳnh Sa 3 sẽ chạy mất 15 giờ và chuyên cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết nhất cho lính, dân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa nên nó được gọi là con tàu của sự sống.

 

Cũng trong sáng nay 25/8, giới chức của cái gọi là “thành phố Tam Sa” khởi động dự án xây dựng nhà   máy xử lý rác thải, nước thải trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên   của Trung Quốc nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tại Phú Lâm, Hoàng Sa.  Những động thái này cho thấy,   sau khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và “khu phòng thủ Tam Sa”, Trung Quốc đã và đang đẩy   mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm, phát triển nghề cá, du lịch và tăng cường   các hoạt động quân sự, bán quân sự (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cũng trong sáng nay 25/8, giới chức của cái gọi là “thành phố Tam Sa” khởi động dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải, nước thải trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Đây là một trong những hoạt động đầu tiên của Trung Quốc nhằm phát triển cơ sở hạ tầng tại Phú Lâm, Hoàng Sa. Những động thái này cho thấy, sau khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và “khu phòng thủ Tam Sa”, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Lâm, phát triển nghề cá, du lịch và tăng cường các hoạt động quân sự, bán quân sự (trái phép) trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

 

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario hôm nay cho biết. Nhà ngoại giao kỳ cựu Sonia   Brady, 71 tuổi, người được bổ nhiệm làm đại sứ tại Trung Quốc nhằm giúp giảm nhiệt căng thẳng giữa   Trung-Philippines ở bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham. Bà hiện “đang bình phục chậm” sau khi   được cấp cứu vào một bệnh viện tại Bắc Kinh vào tuần trước. “Nếu tốc độ bình phục vẫn vậy, chúng tôi có   thể phải đưa bà trở lại Philippines trong khoảng 2 tuần”, ông cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario hôm nay cho biết. Nhà ngoại giao kỳ cựu Sonia Brady, 71 tuổi, người được bổ nhiệm làm đại sứ tại Trung Quốc nhằm giúp giảm nhiệt căng thẳng giữa Trung-Philippines ở bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham. Bà hiện “đang bình phục chậm” sau khi được cấp cứu vào một bệnh viện tại Bắc Kinh vào tuần trước. “Nếu tốc độ bình phục vẫn vậy, chúng tôi có thể phải đưa bà trở lại Philippines trong khoảng 2 tuần”, ông cho biết.

 

Cũng theo ông Del Rosario, sẽ “không có ảnh hưởng tiêu cực” tới tranh chấp giữa hai nước trên Biển   Đông và đại biện lâm thời đã sẵn sàng đảm nhiệm công việc tại sứ quán. Hiện người phát ngôn tổng   thống Philippines cho xbiết ông Rosario và Tổng thống Aquino chưa thảo luận về khả năng thay thế bà   Brady.
Cũng theo ông Del Rosario, sẽ “không có ảnh hưởng tiêu cực” tới tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông và đại biện lâm thời đã sẵn sàng đảm nhiệm công việc tại sứ quán. Hiện người phát ngôn tổng thống Philippines cho xbiết ông Rosario và Tổng thống Aquino chưa thảo luận về khả năng thay thế bà Brady.

 

Theo Tân Hoa xã, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản   (JCG) ngày 27/8 đã bắt đầu cuộc diễn tập chung về chống cướp biển tại vịnh Manila của Philippines.JCG   đã cử tàu tuần tra PLH 31 Shikishima tham gia diễn tập. Đây là một trong những tàu tuần tra lớn nhất của   JCG, dài 150m và mang theo thủy thủ đoàn 80 người.
Theo Tân Hoa xã, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 27/8 đã bắt đầu cuộc diễn tập chung về chống cướp biển tại vịnh Manila của Philippines.JCG đã cử tàu tuần tra PLH 31 Shikishima tham gia diễn tập. Đây là một trong những tàu tuần tra lớn nhất của JCG, dài 150m và mang theo thủy thủ đoàn 80 người.

 

Thông cáo của PCG cho biết trong cuộc diễn tập chung kéo dài 3 ngày, lực lượng bảo vệ bờ biển hai   nước sẽ tiến hành nhiều hoạt động, trong đó bao gồm thuyết trình về các luật lệ và quy định liên quan đến   cướp biển, các thủ tục, quy trình ngăn chặn và đưa nhân viên công vụ lên boong tàu. Nhân viên lực lượng   bảo vệ bờ biển hai nước cũng sẽ tham gia khóa huấn luyện chung về kỹ thuật lặn tại Cơ sở huấn luyện lặn   thuộc Bộ Tư lệnh giáo dục và đào tạo bảo vệ bờ biển ở thủ đô Manila.(Hình ảnh Tàu tuần tra Shikishima   của Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập ) (Tổng hợp VnE,GDVN,DT)
Thông cáo của PCG cho biết trong cuộc diễn tập chung kéo dài 3 ngày, lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước sẽ tiến hành nhiều hoạt động, trong đó bao gồm thuyết trình về các luật lệ và quy định liên quan đến cướp biển, các thủ tục, quy trình ngăn chặn và đưa nhân viên công vụ lên boong tàu. Nhân viên lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước cũng sẽ tham gia khóa huấn luyện chung về kỹ thuật lặn tại Cơ sở huấn luyện lặn thuộc Bộ Tư lệnh giáo dục và đào tạo bảo vệ bờ biển ở thủ đô Manila.(Hình ảnh Tàu tuần tra Shikishima của Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập ) (Tổng hợp VnE,GDVN,DT)

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn