Trung Quốc không có điều kiện ’rèn luyện’ vũ khí mới

Gần 30 năm quân đội Trung Quốc chưa đánh nhau, Ấn Độ chi 12 tỉ USD lập quân đoàn răn đe Trung Quốc, nếu không chiến ở Điếu Ngư/Senkaku Nhật sẽ đại thắng...là tin tức thời sự chính ngày 4/6.
Sau bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 tại Singapore vừa qua, ông Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nhận được 16 câu hỏi của cử tọa, trong đó một người đề nghị Thích Kiến Quốc chứng minh  rằng Trung Quốc là nước 'yêu chuộng hòa bình', kiên trì con đường phát triển hòa bình và không thích gây chiến như trong bài phát biểu ông Quốc đã đề cập.

Sau bài phát biểu tại đối thoại an ninh Shangri-la lần thứ 12 tại Singapore vừa qua, ông Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã nhận được 16 câu hỏi của cử tọa, trong đó một người đề nghị Thích Kiến Quốc chứng minh rằng Trung Quốc là nước "yêu chuộng hòa bình", kiên trì con đường phát triển hòa bình và không thích gây chiến như trong bài phát biểu ông Quốc đã đề cập.

Để chứng minh cho cái gọi là 'con đường phát triển hòa bình', ông Quốc cho biết trong số tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay hầu hết nước nào cũng ít nhiều sử dụng vũ lực, duy nhất chỉ có Trung Quốc gần 30 năm qua không sử dụng lực lượng vũ trang gây chiến tranh hoặc xung đột quân sự. Thích Kiến Quốc nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đã trở thành trọng điểm chuyển hướng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Trung Quốc không hy vọng khu vực này sẽ trở thành trọng điểm của chiến tranh và vũ lực.

Để chứng minh cho cái gọi là "con đường phát triển hòa bình", ông Quốc cho biết trong số tất cả các cường quốc trên thế giới hiện nay hầu hết nước nào cũng ít nhiều sử dụng vũ lực, duy nhất chỉ có Trung Quốc gần 30 năm qua không sử dụng lực lượng vũ trang gây chiến tranh hoặc xung đột quân sự. Thích Kiến Quốc nhấn mạnh, khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay đã trở thành trọng điểm chuyển hướng của nền kinh tế toàn cầu, nhưng Trung Quốc không hy vọng khu vực này sẽ trở thành trọng điểm của chiến tranh và vũ lực.

Tuy nhiên, ngay sau đó trong chương trình 'Tiêu điểm trong ngày' của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã phát đoạn phỏng vấn Đỗ Văn Long, một học giả đeo lon Đại tá giải thích ý của ông Quốc ở trên là, trong gần 30 năm qua vì Trung Quốc không đánh nhau nên đã đánh mất nhiều cơ hội (?!), không có điều kiện 'rèn luyện', không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.

Tuy nhiên, ngay sau đó trong chương trình "Tiêu điểm trong ngày" của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã phát đoạn phỏng vấn Đỗ Văn Long, một học giả đeo lon Đại tá giải thích ý của ông Quốc ở trên là, trong gần 30 năm qua vì Trung Quốc không đánh nhau nên đã đánh mất nhiều cơ hội (?!), không có điều kiện "rèn luyện", không có cơ hội để thử nghiệm các loại vũ khí mới.

'Thâm ý' thứ 2 của Thích Kiến Quốc được Đỗ Văn Long cho rằng quân đội Trung Quốc hiện nay rất mạnh, có đầy đủ vũ khí trang bị như chiến đấu cơ J-15, tàu sân bay, chiến đấu cơ tàng hình, chiến hạm loại mới nên không có lý do gì để Trung Quốc phải sợ bất cứ cuộc chiến tranh nào.

"Thâm ý" thứ 2 của Thích Kiến Quốc được Đỗ Văn Long cho rằng quân đội Trung Quốc hiện nay rất mạnh, có đầy đủ vũ khí trang bị như chiến đấu cơ J-15, tàu sân bay, chiến đấu cơ tàng hình, chiến hạm loại mới nên không có lý do gì để Trung Quốc phải sợ bất cứ cuộc chiến tranh nào.

Trong khi đó, dừng chân tại Bắc Kinh hôm qua 3/6 sau khi dự Đối thoại Shangri-la lần thứ 12, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay đã hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và  “nhắc nhở” Trung Quốc về hành vi gây hấn ở Biển Đông và vấn nạn tin tặc.

Trong khi đó, dừng chân tại Bắc Kinh hôm qua 3/6 sau khi dự Đối thoại Shangri-la lần thứ 12, Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay đã hội kiến với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và “nhắc nhở” Trung Quốc về hành vi gây hấn ở Biển Đông và vấn nạn tin tặc.

Bộ trưởng Quốc phòng MacKay cho hay Canada quan tâm đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như những cáo buộc về hoạt động xâm nhập của hacker Trung Quốc.  Ông cho biết: “Đó là một trong những điều đầu tiên tôi nêu ra trong cuộc gặp song phương (với Thường Vạn Toàn). Tôi kêu gọi người đồng cấp của tôi làm việc mang tính xây dựng với các nước khác, bao gồm cả Canada và cộng đồng quốc tế, trong việc hướng tới một diễn đàn và cơ chế dựa nhiều hơn vào luật lệ”. Bộ trưởng MacKay không xem Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự đối với Canada, nhưng khẳng định đối thoại là cách tốt nhất để tránh xung đột.

Bộ trưởng Quốc phòng MacKay cho hay Canada quan tâm đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như những cáo buộc về hoạt động xâm nhập của hacker Trung Quốc. Ông cho biết: “Đó là một trong những điều đầu tiên tôi nêu ra trong cuộc gặp song phương (với Thường Vạn Toàn). Tôi kêu gọi người đồng cấp của tôi làm việc mang tính xây dựng với các nước khác, bao gồm cả Canada và cộng đồng quốc tế, trong việc hướng tới một diễn đàn và cơ chế dựa nhiều hơn vào luật lệ”. Bộ trưởng MacKay không xem Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự đối với Canada, nhưng khẳng định đối thoại là cách tốt nhất để tránh xung đột.

Trong một diễn biến khác, Bộ Tài chính Ấn Độ đã chuẩn chi về nguyên tắc 650 tỉ rupee (12 tỉ USD) để xây dựng một quân đoàn tấn công sơn cước gồm khoảng 90.000 quân triển khai dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Tờ Jane’s Defence Weekly hôm 4/6 dẫn nguồn tin cho biết đề xuất thành lập quân đoàn đã được Bộ Tài chính phê chuẩn sau khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dựng một doanh trại ở cách Đường kiểm soát thực tế (LAC) 19 km bên phía Ấn Độ vào giữa tháng 4. Trước đó, kế hoạch đã chờ đợi sự phê chuẩn của Bộ Tài chính trong hơn một năm.

Trong một diễn biến khác, Bộ Tài chính Ấn Độ đã chuẩn chi về nguyên tắc 650 tỉ rupee (12 tỉ USD) để xây dựng một quân đoàn tấn công sơn cước gồm khoảng 90.000 quân triển khai dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Tờ Jane’s Defence Weekly hôm 4/6 dẫn nguồn tin cho biết đề xuất thành lập quân đoàn đã được Bộ Tài chính phê chuẩn sau khi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dựng một doanh trại ở cách Đường kiểm soát thực tế (LAC) 19 km bên phía Ấn Độ vào giữa tháng 4. Trước đó, kế hoạch đã chờ đợi sự phê chuẩn của Bộ Tài chính trong hơn một năm.

Nguồn tin của Jane’s Defence Weekly cho hay Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ vận động Ủy ban An ninh Nội các chính thức thông qua kế hoạch thành lập quân đoàn, vốn bao gồm hai sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo binh. Ngoài ra, quân đoàn được triển khai dọc LAC cũng sẽ bao gồm hai lữ đoàn thiết giáp độc lập. Nếu được thành lập, đây sẽ là quân đoàn thứ tư của lục quân Ấn Độ. Lục quân Ấn Độ hiện có ba sư đoàn tấn công số 1, số 2 và số 21. Các sư đoàn cấu thành lực lượng tấn công chính của Ấn Độ đóng quân tại miền bắc và miền trung nhằm răn đe Pakistan.

Nguồn tin của Jane’s Defence Weekly cho hay Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ vận động Ủy ban An ninh Nội các chính thức thông qua kế hoạch thành lập quân đoàn, vốn bao gồm hai sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo binh. Ngoài ra, quân đoàn được triển khai dọc LAC cũng sẽ bao gồm hai lữ đoàn thiết giáp độc lập. Nếu được thành lập, đây sẽ là quân đoàn thứ tư của lục quân Ấn Độ. Lục quân Ấn Độ hiện có ba sư đoàn tấn công số 1, số 2 và số 21. Các sư đoàn cấu thành lực lượng tấn công chính của Ấn Độ đóng quân tại miền bắc và miền trung nhằm răn đe Pakistan.

Tờ The Diplomat ngày 4/6 mới đây đã đưa ra nhận định về việc Nhật Bản có thể tấn công phủ đầu Trung Quốc và Triều Tiên. Cách đây vài năm, ý tưởng cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tiến hành các khả năng vượt khỏi chức trách “phòng vệ” đã làm dấy lên những tranh cãi, chứ không nói gì đến việc “tấn công phủ đầu”, tờ báo cho biết.

Tờ The Diplomat ngày 4/6 mới đây đã đưa ra nhận định về việc Nhật Bản có thể tấn công phủ đầu Trung Quốc và Triều Tiên. Cách đây vài năm, ý tưởng cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) tiến hành các khả năng vượt khỏi chức trách “phòng vệ” đã làm dấy lên những tranh cãi, chứ không nói gì đến việc “tấn công phủ đầu”, tờ báo cho biết.

Nói cách khác, Nhật Bản sẽ chuyển từ một quốc gia phòng thủ sang một quốc gia có khả năng tấn công phủ đầu, và khi đó chính sách chuyên phòng thủ cũng sẽ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Bài báo cho rằng, dường như Trung Quốc và Triều Tiên là những lý do cơ bản khiến Tokyo phải thay đổi chính sách của mình. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục lối hành xử cứng rắn, theo đuổi tham vọng hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo, trong khi Trung Quốc thì ngày càng hung hăng và mạnh miệng trong tuyên bố chủ quyền. Hiện nay tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo liên quan tới chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng vô cùng tồi tệ.

Nói cách khác, Nhật Bản sẽ chuyển từ một quốc gia phòng thủ sang một quốc gia có khả năng tấn công phủ đầu, và khi đó chính sách chuyên phòng thủ cũng sẽ chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa. Bài báo cho rằng, dường như Trung Quốc và Triều Tiên là những lý do cơ bản khiến Tokyo phải thay đổi chính sách của mình. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục lối hành xử cứng rắn, theo đuổi tham vọng hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo, trong khi Trung Quốc thì ngày càng hung hăng và mạnh miệng trong tuyên bố chủ quyền. Hiện nay tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo liên quan tới chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến quan hệ song phương rơi vào tình trạng vô cùng tồi tệ.

Tham vọng và lối hành xử của hai “ông láng giềng” đang khiến Tokyo phải thay đổi những tính toán chiến lược của mình. Bên cạnh đó, một nhân tố khác mà Nhật Bản cũng phải tính tới là chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, gánh nặng về chia sẻ chi phí quân sự của Nhật với Mỹ (Washington đảm bảo chiếc ô hạt nhân cho Tokyo) là không hề nhỏ, và điều đó đã nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối của người dân Nhật Bản.

Tham vọng và lối hành xử của hai “ông láng giềng” đang khiến Tokyo phải thay đổi những tính toán chiến lược của mình. Bên cạnh đó, một nhân tố khác mà Nhật Bản cũng phải tính tới là chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ. Hiện nay, gánh nặng về chia sẻ chi phí quân sự của Nhật với Mỹ (Washington đảm bảo chiếc ô hạt nhân cho Tokyo) là không hề nhỏ, và điều đó đã nhiều lần làm dấy lên làn sóng phản đối của người dân Nhật Bản.

Trong khi đó, Tạp chí Nghiên cứu quân sự Nhật Bản vừa có bài viết về tình huống cuộc “không chiến đảo Điếu Ngư/Senkaku” có thể xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bài viết kết luận: Nhật Bản hoàn toàn có khả năng đại thắng.

Trong khi đó, Tạp chí Nghiên cứu quân sự Nhật Bản vừa có bài viết về tình huống cuộc “không chiến đảo Điếu Ngư/Senkaku” có thể xảy ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Bài viết kết luận: Nhật Bản hoàn toàn có khả năng đại thắng.

Bài viết cho biết, nội dung được giả định là cuộc đại chiến trên không giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở đảo Senkaku/Điếu Ngư, khởi đầu là sự kiện ngư dân Trung Quốc bị sóng đánh dạt đến đảo Điếu Ngư/Senkaku, Cục Hải dương Trung Quốc đã lấy danh nghĩa “cứu nạn ngư dân” và cử máy bay vận tải quân sự Y-12 xâm phạm không phận Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Bài viết cho biết, nội dung được giả định là cuộc đại chiến trên không giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở đảo Senkaku/Điếu Ngư, khởi đầu là sự kiện ngư dân Trung Quốc bị sóng đánh dạt đến đảo Điếu Ngư/Senkaku, Cục Hải dương Trung Quốc đã lấy danh nghĩa “cứu nạn ngư dân” và cử máy bay vận tải quân sự Y-12 xâm phạm không phận Nhật Bản ở đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Trước tình hình này, Lực lượng tự vệ hàng không Nhật Bản đã nhanh chóng điều khẩn cấp hai máy bay chiến đấu F-15J cất cánh từ căn cứ quân sự Naha. Như đã chờ đợi hành động của phía Nhật Bản từ lâu, Trung Quốc nhanh chóng lệnh cho máy bay chiến đấu J-10 cất cánh cấp tốc từ căn cứ quân sự Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến nghênh chiến.  Lực lượng không quân Nhật Bản sẽ nhanh chóng xác lập được quyền kiểm soát ở không phận xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku, cuộc chiến trên không chuyển sang trạng thái tuần tra chiến đấu.

Trước tình hình này, Lực lượng tự vệ hàng không Nhật Bản đã nhanh chóng điều khẩn cấp hai máy bay chiến đấu F-15J cất cánh từ căn cứ quân sự Naha. Như đã chờ đợi hành động của phía Nhật Bản từ lâu, Trung Quốc nhanh chóng lệnh cho máy bay chiến đấu J-10 cất cánh cấp tốc từ căn cứ quân sự Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến nghênh chiến. Lực lượng không quân Nhật Bản sẽ nhanh chóng xác lập được quyền kiểm soát ở không phận xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku, cuộc chiến trên không chuyển sang trạng thái tuần tra chiến đấu.

Trong một diễn biến khác, Reuters dẫn một nguồn tin gần gũi với các cuộc đàm phán được tổ chức vào cuối tháng trước cho biết: Trung Quốc đã nói với đặc phái viên của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng Bình Nhưỡng nên ngừng tiến hành thử hạt nhân và tên lửa, nhưng Triều Tiên dường như rất ít lưu ý tới đề nghị này.

Trong một diễn biến khác, Reuters dẫn một nguồn tin gần gũi với các cuộc đàm phán được tổ chức vào cuối tháng trước cho biết: Trung Quốc đã nói với đặc phái viên của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rằng Bình Nhưỡng nên ngừng tiến hành thử hạt nhân và tên lửa, nhưng Triều Tiên dường như rất ít lưu ý tới đề nghị này.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên. Trong chuyến thăm, Tướng Choe đã đề cập tới vấn đề thương mại, nhưng ông không nêu vấn đề viện trợ  lương thực mà nước này đang rất cần - nguồn tin nói thêm. Khi được hỏi liệu Bình Nhưỡng đã đồng ý ngừng thử hạt nhân, các nguồn tin cho biết rằng đối với Bắc Triều Tiên vũ khí hạt nhân là 'rất cần thiết'. Nguồn không đề cập tới việc Bắc Kinh có cảnh báo về hậu quả nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử tên lửa hay không.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên. Trong chuyến thăm, Tướng Choe đã đề cập tới vấn đề thương mại, nhưng ông không nêu vấn đề viện trợ lương thực mà nước này đang rất cần - nguồn tin nói thêm. Khi được hỏi liệu Bình Nhưỡng đã đồng ý ngừng thử hạt nhân, các nguồn tin cho biết rằng đối với Bắc Triều Tiên vũ khí hạt nhân là "rất cần thiết". Nguồn không đề cập tới việc Bắc Kinh có cảnh báo về hậu quả nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử tên lửa hay không.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/6 dẫn nguồn tin tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cho hay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa đi thị sát một trại nuôi lợn của quân đội. Tại đây, ông Kim Jong-un chỉ thị cho đơn vị chăn nuôi phải nuôi lợn một cách khoa học, sản xuất nhiều thịt và lạp xưởng chất lượng cao cung cấp cho các đơn vị quân đội. Tổng hợp từ GDVN, TNO, TPO)

Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/6 dẫn nguồn tin tờ Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên cho hay, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa đi thị sát một trại nuôi lợn của quân đội. Tại đây, ông Kim Jong-un chỉ thị cho đơn vị chăn nuôi phải nuôi lợn một cách khoa học, sản xuất nhiều thịt và lạp xưởng chất lượng cao cung cấp cho các đơn vị quân đội. Tổng hợp từ GDVN, TNO, TPO)