Những cái ôm tạo ra sự tiếp xúc thân mật giữa cha mẹ và con cái. Thông qua những cái ôm, năng lượng được truyền từ cha mẹ sang con, tình cảm cha mẹ được truyền cho con. Những cái ôm tạo ra sức mạnh tuyệt vời, tạo ra phép nhiệm màu có tính an ủi động viên hơn nghìn lời nói mà nhiều người không biết. Với con trẻ cái ôm của cha mẹ càng quan trọng.
Trẻ càng nhỏ càng được ôm ấp nhiều hơn bởi chúng cần sự an tâm, che chở. NGay từ khi sinh ra cha mẹ ôm bé da kề da đã cứu sống nhiều trẻ sơ sinh, tăng cường sức khỏe cho con. Cha mẹ ôm con giúp con được an ủi, được yêu thương vỗ về. Trẻ càng nhỏ càng khao khát được ôm ấp.
Giá trị của những cái ôm:
1. Thúc đẩy phát triển trí não, giúp trẻ trở nên thông minh hơn
Trong vòng tay cha mẹ, trẻ thấy an toàn và tăng giải phóng hormone endorphin. Endorphin là một loại chất peptide nội sinh được cơ thể sản xuất và có tác dụng giống morphin giúp thư giãn. Khi trẻ được ôm ấp sẽ tăng các peptide này tư đó giúp trẻ thư giãn và còn có nhiều chức năng sinh lý khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, đảm bảo chức năng tim mạch và hô hấp.Từ đó giúp con trẻ yên tâm và phát triển não bộ tốt hơn, bớt căng thẳng khó tính quấy khóc.
2. Trẻ cảm thấy được an toàn và thoải mái
Cái ôm của cha mẹ truyền năng lượng tình yêu thương sang con, nên nó giống như một sự vỗ về, điều đó giúp tạo cảm giác an toàn nhất là khi con khóc, mệt mỏi sợ hãi. Cái ôm của cha mẹ sẽgiúp trẻ bình tĩnh, trẻ sẽ giảm được stress và chống lại những cú sốc tâm lý. Khi được cha mẹ ôm thường xuyên, trẻ sẽ thấy an toàn hơn nên giảm lo lắng, bớt sợ hãi bất an. Điều đó là cảm xúc tốt tạo tiền đề sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Trẻ cảm thấy được an toàn thì sẽ vui vẻ lớn lên và tập trung hơn vào học hỏi và khám phá thế giới tốt hơn, thông minh hơn.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ
Trẻ được ôm thường xuyên sẽ không bị cảm xúc tiêu cực nên nâng cao miễn dịch. Khi bạn stress bạn mệt mỏi thế nào thì trẻ cũng vậy, trẻ cũng stress theo độ tuổi của hcung. Thế nên trẻ cũng cần giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Vì thế những cái ôm rất tích cực với trẻ. Cha mẹ ôm con giúp on khỏe mạnh, chống bệnh tật tăng cường thể chất.
4. Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Cái ôm thể hiện tình yêu thương, động viên,che chở, bảo bọc. Do đó thường xuyên ôm con tạo ra sự kết nối tốt hơn giữa cha mẹ và con cái. Con cái luôn muốn gần cha mẹ và sẽ thấy tình yêu thương từ những cái ôm đầy ấm áp này.
Những thời điểm vàng để ôm con
Cha mẹ hãy ôm con nhiều nhất khi có thể, đặc biệt khi con càng nhỏ càng nên ôm, vì khi lớn điều đó sẽ khó hơn nhiều:
1. Sau khi thức dậy vào buổi sáng
Sau thức dậytrẻ có thể không yên tâm nên hay khóc. Cha mẹ ôm hôn khi con mở mắc giúp bé yên tâm và bớt sợ hãi. Cái ôm cũng như bật nguồn, mang lại cho trẻ một khởi đầu ngày mới vui vẻ và tươi đẹp.
2. Sau khi tan sở về nhà
Cuối ngày khi đi đón trẻ ở nhà trường, hãy ôm con trước khi cho con lên xe. Cả ngày xa cha mẹ, con sẽ muốn được ôm. Cái ôm ấp của cha mẹ giúp xoa dịu nỗi chờ đợi của con cái và giúp cha mẹ thêm vui vẻ.
3. Trước khi đi ngủ
Cha mẹ ôm con trước khi đi ngủ sẽ động viên tạo an tâm giúp con có giấc ngủ ngon và an toàn hơn. Do đó hãy ôm con thật chặt trước khi con ngủ.
4. Khi nói lời tạm biệt nhau
Khi cha mẹ và con cái cần xa nhau một thời gian hãy nhớ ôm động viên con. Ôm tạm biệt giúp giảm cảm giác sợ hãi vì chia ly.
5. Trong những thời điểm đặc biệt
Trẻ có những giai đoạn khủng hoảng, những khi có tâm sự, những khi sợ hãi... Ở những thời điểm này cái ôm của cha mẹ càng quan trọng hơn. Do đó hãy đừng tiết kiệm cái ôm dành cho con của mình.
Những cái ôm rất đơn giản, dễ làm, và mất tiền mua nhưng giá trị lại rất lớn. Đôi khi cái ôm của ngày nhỏ theo con tới tận sau này. Những cái ôm hôm nay của cha mẹ tạo ra tương lai con sau này, tưởng khó tin nhưng đó là sự thật, chúng có mối liên hệ nhân quả lâu dài. Bởi thế hãy ôm con nhiều nhất có thể để cha mẹ và con động viên gắn kết, giúp con hạnh phúc trưởng thành.