Viện Pasteur TP.HCM tính nhầm kết quả xét nghiệm sữa dê Danlait?

( PHUNUTODAY ) - Sau khi kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa dê Danlait do Viện Pasteur TP. HCM thực hiện được công bố gây xôn xao dư luận, Viện này đã có thông báo nói rằng do tính nhầm nên sai kết quả kiểm nghiệm.

Sau khi kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa dê Danlait do Viện Pasteur TP.HCM thực hiện được công bố gây xôn xao dư luận, Viện này đã có thông báo nói rằng do tính nhầm nên sai kết quả kiểm nghiệm.

Sa dê Danlait: Công bố nhầm thành phần vì lỗi đánh máy

Theo văn bản trả lời ngày 5/4/2013, của Phòng Hóa lý - Vi sinh (đơn vị thực hiện xét nghiệm) gửi lãnh đạo Viên Pasteur TP. HCM và Cục An toàn thực phẩm về kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa dê Danlait 1 (cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi), do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu và phân phối.

Thông báo nhầm lẫn kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa Danlait 1 của Viện Pasteur TP.HCM.
Thông báo nhầm lẫn kết quả kiểm nghiệm mẫu sữa Danlait 1 của Viện Pasteur TP.HCM.

Trong đó, ThS.DS. Phẩm Minh Thu, lãnh đạo phòng Hóa lý - Vi sinh, Viên Pasteur TP. HCM cho rằng: “Trong quá trình tự kiểm tra chất lượng kết quả kiểm nghiệm (mẫu sữa dê Danlait) phòng Kiểm nghiệm Hóa lý – Vi sinh, Viện Pasteur đã phát hiện có sự nhầm lẫn (sai sót) trên phiếu kiểm nghiệm. Cụ thể:

Trong quá trình tiến hành thử nghiệm chỉ tiêu Protein chúng tôi đã tuân thủ đúng theo phương pháp đã đăng ký TCVN 5537:1991, tuy nhiên chúng tôi có nhầm lẫn trong tính toán kết quả cuối cùng (không chia cho khối lượng mẫu cân nên báo cáo kết quả gửi khách hàng là 4,3%). Kết quả tính lại là 13,2% (hàm lượng Protein trên nhãn là hộp là 12,8%).

Cũng có nhầm lẫn đã ghi phương pháp áp dụng là TCVN 3705:90 - phương pháp kiểm nghiệm Protein cho thủy sản.

Về chỉ tiêu Kali và Natri, Viện Pasteur TP. HCM cho rằng đã ghi sai đơn vị tính (mg/lít) thay vì mg/kg hoặc %.

Sau khi phát hiện những lỗi trên Tổ kiểm định hóa, Viên Pasteur TP.HCM đã thu hồi kết quả kiểm nghiệm về ngày 14/3/2013, đồng thời gửi mẫu sữa đi kiểm nghiệm tại một số đơn vị khác”.

Theo Kết quả kiểm nghiệm mà Pasteur TP. HCM cho rằng là “có sai sót”, hàm lượng đạm (protein) của sữa dê Danlait 1 chỉ đạt mức 4.13% so với 17.6% ghi trên bao bì. Không những thế, hàm lượng Natri trên mẫu là 1606,2 mg/100g (công ty Mạnh Cầm công bố tỷ lệ này là từ 180-200 mg/100g); hàm lượng Kali là 3553,7 mg/100g (công bố của Mạnh Cầm là từ 500-620mg/100g). Với kết quả này, hàm lượng Natri cao gấp 4 lần, Kali cao gấp 2,9 lần chỉ tiêu giới hạn của Ủy ban tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế (Codex).

Còn theo kết quả kiêm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế), kiểm nghiệm mẫu sữa Danlait cho trẻ từ 0-12 tháng tuổi (Danlait 1), do Đội quản lý thị trường số 12 (Chi Cục quản lý thị trường Hà Nội) gửi tới xét nghiệm ngày 1/3/2013.

Kết quả cho thấy, hàm lượng Kali là 720mg/100g (Công ty Mạnh Cầm công bố là từ 500-620mg/100g).

Ở mẫu sữa Danlait 2 (cho trẻ 6-18 tháng tuổi), hàm lượng Kali là 890mg/100g (Công ty Mạnh Cầm công bố là từ 500-620mg/100g)

Ở mẫu sữa Danlait 3 (cho trẻ từ 12-36 tháng tuổi), hàm lượng Kali là 915mg/100g (Công ty Mạnh Cầm công bố là từ 500-620mg/10g)

Trước những chênh lệch như trên về hàm lượng Kali trong kết quả xét nghiệm của Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, trả lời chúng tôi 6/4, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, hàm lượng Kali có sự khác biệt là do “lỗi đánh máy của nhân viên”, việc đó ông cũng đã từng gặp vài lần, trong hồ sơ lưu giữ tại Cục cũng công bố là 890 mg/100g, nên hàm lượng Kali trong kết quả kiểm nghiệm không vượt quá tiêu chuẩn.

Với sai sót đó của công ty Mạnh Cầm, ông Trung đã yêu cầu doanh nghiệp phải chỉnh sửa lại.

Với những cách lý giải như trên, ông Trung khẳng định, chất lượng sữa dê Danlait là đảm bảo.

  • Lê Việt

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn