Vay 100 triệu USD để hỗ trợ hộ nghèo 200.000 đồng/tháng?

( PHUNUTODAY ) - 4 tỉnh trên cả nước.

Chính phủ đang bàn thảo kết hoạch vay từ 75-100 triệu USD để phát hàng tháng cho các hộ nghèo tại 3-4 tỉnh trên cả nước.

[links()]

Ngày 28/5, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã cùng chủ trì cuộc họp xung quanh dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội tại VN” (dự án SASS).

Tổng ngân sách cho dự án là 75 triệu USD, thực hiện tại ba địa phương trong ba năm và dự kiến ngân sách sẽ tăng lên 100 triệu USD, thực hiện trong hai năm nếu số địa phương triển khai là bốn.

Theo tờ Tuổi trẻ, dự án gồm ba hợp phần, trong đó hợp phần chính trị giá 55 triệu USD để thí điểm cấp “gói hỗ trợ” 200.000 đồng/tháng cho hộ gia đình nghèo có trẻ em 0-15 tuổi đang đi học tại Hà Giang, Quảng Nam và Lâm Đồng trong ba năm (2014-2016).

Ngân sách thực hiện dự án lấy từ nguồn vay ODA của Ngân hàng thế giới (WB).

ho-ngheo-Phunutoday.vn.jpg
Có thể mỗi hộ nghèo sẽ được phát 200.000 đồng/hộ/tháng.

Tuy nhiên, tính khả thi của một dự án vay vốn (mặc dù là vay ưu đãi) lên tới 100 triệu USD chỉ để cấp cho các hộ nghèo... 200.000 đồng/tháng đã được nhiều đại biểu đặt ra.

“Nếu hỗ trợ 200.000 đồng/tháng/hộ thì chẳng thấm tháp vào đâu. Với vị trí công tác của mình, tôi rất yêu mến bà con dân tộc, nhưng cũng phải tính đến hiệu quả và tính bền vững của chương trình sau 2-3 năm thí điểm”, đại diện Ủy ban Dân tộc băn khoăn.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên bên lề cuộc hội thảo, rất nhiều ý kiến cho rằng nên hạn chế dần việc hỗ trợ trực tiếp, mà nên có giải pháp hỗ trợ cho người nghèo kiến thức để họ làm ăn, vươn lên thoát nghèo. Còn hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt thì họ sẽ ỷ lại, mà cũng không biết hỗ trợ bao nhiêu cho đủ.

“Hỗ trợ 200.000 đồng/tháng để người nghèo cho con đi học thì thực tế họ có cho đi học không, hay lại mua rượu uống?”, nhiều đoàn từ thiện băn khoăn.

Câu chuyện hộ nghèo thời gian qua được dư luận đặc biệt quan tâm, đặc biệt sau khi chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (48 tuổi, trú ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau) vì nhà quá nghèo nhưng không được công nhận hộ nghèo để được vay vốn cho con ăn học, đã tự tử để lại tâm thư mong muốn được chính quyền địa phương cho được hộ nghèo, vụ việc xảy ra hôm 24/4.

Trong lá thư để lại, chị Nhân viết, vì gia đình quá khó khăn, bản thân bà bệnh tật, thường xuyên tốn tiền thang thuốc nên chết để bớt gánh nặng cho gia đình. Trong thư còn có đoạn “…nhờ chính quyền địa phương xét cho gia đình là hộ nghèo để đủ điều kiện vay tiền cho con đi học…”.

Tuy nhiên, sau đó chị bộ ấp có họp bình xét trường hợp của chị Nhân, nhưng các ý kiến tại cuộc họp vẫn không đồng ý cho gia đình chị Nhân được là hộ nghèo, vì theo các đảng viên trong ấp, hiện tại chồng chị Nhân chỉ tạm thời mất việc một thời gian, sau đó anh sẽ đi làm trở lại. Với lương 3 triệu đồng/tháng, chia bốn người trong gia đình thì hộ anh Bảo vẫn cao hơn mức thu nhập của hộ nghèo, cận nghèo.

Mới đây, tờ VNE cũng phản ánh bất cập trong việc quy định tỷ lệ hộ nghèo ở các thôn, xã đã quá cứng nhắc, khiến việc bình xét hộ nghèo trở thành những “cuộc chiến” thực sự.

Lấy dẫn chứng tại thôn 1 xã An Ninh, huyện Bình Lục (Hà Nam), xã khống chế cho các thôn chỉ được phép “tuyển” lấy 10% hộ nghèo. Thôn 1 có 202 hộ, 630 khẩu, năm ngoái còn được nghèo hơn 30 hộ, năm nay chỉ thị của trên phải giảm quyết liệt, giảm mạnh nên thôn 1 chỉ 23 hộ được phép nghèo. Chủ trương là thế mà người dân vẫn bầu thành 28 hộ. Thế là phải bầu lại, bỏ phiếu kín rồi căn cứ vào tỷ lệ phiếu mà lấy từ trên xuống.

Ai cũng muốn nghèo. Người thì xin nghèo để nuôi con đi học, người lại xin nghèo để có cái thẻ bảo hiểm, đi khám bệnh. Hộ nghèo lại còn được trợ cấp mỗi tháng 30 nghìn tiền điện. Ở quê vốn chi phí nặng nề, đỡ được khoản nào hay khoản nấy. Vì thế cái sổ hộ nghèo thành ra quan trọng. Nhưng chỉ tiêu 10% thì chỉ được lấy 10%, trưởng thôn có thương, có muốn chiếu cố thế nào cũng phải đóng khung trong giới hạn 23 hộ, nên phải có người chịu thiệt thòi.

Đấy là thực tế tại nhiều địa phương, chứ không riêng gì thôn 1 xã An Ninh.

Tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5, báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013 có đưa ra con số, hoàn thành vượt mức tỷ lệ giảm nghèo. Khi năm 2012 giảm được 2% số hộ nghèo, trong khi báo cáo tại kỳ họp thứ tư (cuối năm 2012) là giảm được 1,76%. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo đã giảm 7% (số đã báo cáo Quốc hội là 4%). Như vậy, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được những con số đáng kể.
 
Băn khoăn về con số này, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói, chưa cần đi thực tế, mà ngay trong báo cáo Chính phủ đã thấy mâu thuẫn rồi. Bởi tình hình chung là kinh tế thì khó khăn, tạo việc làm không đạt chỉ tiêu, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động ở mức cao. Các chính sách đưa ra chưa thu được nhiều kết quả, chưa thực sự tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân nông thôn.
 
“Khó thì đánh giá thế, còn ở mặt được thì lại nói công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt nhiều kết quả, riêng đó đã mâu thuẫn rồi”, ông Sơn lập luận.
 
Nhìn vào con số 1,76% của báo cáo đến 9 tháng và 2,16% chỉ sau 3 tháng (đến hết tháng 12/2012), Phó chủ tịch đặt câu hỏi, làm sao mà có thể giảm nhanh đến thế? “Địa phương báo cáo lên thế nào, chứ đi thực tế thì thấy người nghèo tăng lên chứ không có giảm”, ông Sơn quả quyết.

  • P.V (tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn