Những điều không phải ai cũng biết về ngày “Cá tháng Tư”

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có rất nhiều câu chuyện khác nhau về ngày “Cá tháng Tư”, nhưng nguồn gốc thực sự của ngày này thì không phải ai cũng biết.

Như một thói quen, cứ đến ngày 1/4, nhiều người vẫn thường nói dối, nói lừa để trêu chọc những người xung quanh mà không lo bị giận dỗi hay trách móc. Dù vậy, có rất nhiều người không biết được nguồn gốc thực sự của ngày này là từ đâu và vì sao lại có ngày nói dối như vậy trong năm.

Nói về nguồn gốc ngày “Cá tháng Tư”, có rất nhiều câu chuyện lý giải cho sự ra đời của ngày này. Nhưng có lẽ nguồn gốc thực sự và thuyết phục mọi người nhất là câu chuyện về lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian ở nước Pháp.

Vào thế kỷ thứ 16, năm mới bắt đầu từ ngày 25/3 và kéo dài trong vòng 8 ngày đến 1/4. Năm 1562, Giáo hoàng Greogry đưa ra Công lịch và năm mới bắt đầu từ ngày 1/1 đến năm 1564, vua Henry IX đưa ra sắc lệnh thông qua lịch Greogry, theo đó năm mới bắt đầu từ ngày 1/1.

Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên nhiều người nhận được tin đổi lịch chậm mất vài năm. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Một số người đã trêu họ bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, càng làm họ lầm tưởng 1/4 là ngày đón năm mới.

Cũng có người cho rằng, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.

Một giả thuyết khác lại cho rằng ngày 1/4 là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Ngày Cá tháng Tư chỉ là một ngày vui. Đó không phải là một lễ hội để công chức được nghỉ làm và trẻ em không phải đến trường. Chỉ là một ngày vui nho nhỏ, nhưng ai cũng cần “đề cao cảnh giác” kẻo lại trở thành “con cá ngớ ngẩn” của năm nay.

Phát hiện khoa học mới: Chó có thể nhận biết người nói dối
Phát hiện khoa học mới: Chó có thể nhận biết người nói dối
(Khám phá) - (Phunutoday) - Chó có thể phát hiện ra con người có lừa dối chúng hay không. Đó là một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn